Hải Phòng: Nâng cao năng lực quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm doanh nghiệp xuất khẩu
Hiểu đúng và làm đúng về quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm là mục tiêu các doanh nghiệp sản xuất và xuất khẩu đang hướng tới.
>>>Hải Phòng: Logistics xanh – mắt xích để trở thành trung tâm logistics của khu vực
Nhằm giúp doanh nghiệp nâng cao kiến thức quản trị trong công tác báo cáo quyết toán hải quan (BCQTHQ), kỹ năng “quản trị rủi ro” theo từng bước trong quy trình BCQTHQ, năm 2022, với chủ đề "Báo cáo quyết toán Hải quan" đã được Liên Minh Hỗ Trợ Công Nghiệp Việt Nam (Liên Minh VISA) lựa chọn làm chủ đề xuyên suốt trong chuỗi sự kiện nâng cao nhận thức về “Quản trị rủi ro” cho doanh nghiệp sản xuất và xuất nhập khẩu với vai trò trong giải trình định mức và mục tiêu phát triển bền vững tổ chức tại thành phố Hải Phòng.
Từ đó, đem lại cho doanh nghiệp cái nhìn rõ nét hơn về tầm quan trọng của việc quản lý phế liệu phế phẩm cũng như rủi ro ảnh hưởng đến giải trình định mức và báo cáo quyết toán hải quan.
Vậy hiểu thế nào là phế liệu, phế phẩm thì theo Luật Bảo vệ Môi trường số 72/2020/QH14: quyết toán hải quan. Khoản 27 Điều 3 nêu “Phế liệu là vật liệu được thu hồi, phân loại, lựa chọn từ những vật liệu, sản phẩm loại ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoặc tiêu dùng để sử dụng làm nguyên liệu cho một quá trình sản xuất khác”.
Trao đổi với Diễn đàn Doanh nghiệp ông Nguyễn Duy Minh - Phó Chủ tịch danh dự Liên minh hỗ trợ Công nghiệp Việt Nam cho biết, về vấn đề Quản trị rủi ro phế liệu phế phẩm trong Báo cáo Quyết toán Hải quan, hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, chúng tôi mong muốn hỗ trợ với cơ quan quản lý nhà nước, như Ban QL khu công nghiệp, phòng Công nghiệp của Sở Công thương, tổ chức được các chương trình đào tạo hỗ trợ doanh nghiệp để cho doanh nghiệp hiểu đúng và làm đúng được quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm.
Ông Minh chia sẻ, “phế liệu, phế phẩm là một khâu quan trọng hình thành quá trình cấu thành định mức, nếu doanh nghiệp làm đúng sẽ cắt giảm được tối đa chi phí và khâu xử lý an toàn trong quá trình bảo vệ môi trường và công tác phát triển bền vững. Thời gian tới chúng tôi mong nuốn được hợp tác với các cơ quan hữu quan mở được các lớp chuyên sâu hơn cho các doanh nghiệp”.
Trên thực tế, hiện nay vấn đề quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm đã được hầu hết các doanh nghiệp quan tâm nhưng để hiện thực hóa việc chấp hành trong quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm cũng là một khó khăn. Để cải thiện tình hình hiện nay và làm tốt hơn các doanh nghiệp phải tham gia các khóa học đào tạo từ người quản lý đến giám đốc trong công ty mới có thể hiểu được đúng và làm được đúng, ông Minh cho biết thêm.
Bà Ân Thị Hồng - Trưởng phòng xuất nhập khẩu Công ty TNHH Liteon Việt Nam đến từ Đài Loan, chuyên sản xuất linh kiện điện tử cho biết, “hiện tại công ty chúng tôi có phần mềm quản lý toàn bộ nguyên vật liệu đầu vào và sản phẩm đầu ra, vào cuối kỳ doanh nghiệp kiểm soát rất tốt. Đối với phế liệu của Công ty 3 tháng sẽ làm báo cáo tiêu hủy với cơ quan Hải quan và Ban quản lý khu kinh tế. Nhưng để hiểu được đúng và làm đúng hơn qua các chương trình hội thảo mà Hải quan, công ty Visa tổ chức, đào tạo giúp doanh nghiệp hiểu rõ hơn, đúng quy trình và chi tiết hơn. Qua chương trình chúng tôi mong muốn được hỗ trợ phần phế thải chuyển đi tiêu hủy, báo cáo với cơ quan hải quan.
Đồng quan điểm Giám đốc phụ trách Công ty Kyocera cho biết, “đối với những phế liệu trong quá trình sản xuất, đầu tiên Công ty gặp phải những rủi ro, chúng tôi không định hình cái phải tiêu hủy, cái nào không phải tiêu hủy. Đầu tiên chúng tôi dựa vào cái rủi ro đó đưa ra các biện pháp rồi thiết lập ra các quy trình xác định đối tượng cái tiêu hủy. Sau đó chúng tôi triển khai tới những người chịu trách nhiệm tiêu hủy phải làm đúng các quy trình. Để quản lý, nâng cao năng lực quản trị rủi ro phế liệu, phế phẩm tốt hợn qua chương trình đã giúp cho chúng tôi cái nhìn khái quát nhất về xu hướng phát triển bền vững và Quản trị rủi ro phế liệu phế phẩm trong báo cáo Quyết toán Hải quan hiểu đúng và làm đúng hơn”.
Như vậy, quản lý tốt phế liệu, phế phẩm giúp doanh nghiệp có số liệu chi tiết giải trình khi có yêu cầu từ cơ quan hải quan. Vì Cơ quan hải quan khi kiểm tra BCQT hoặc kiểm tra sau thông quan, sẽ kiểm tra rất chi tiết hồ sơ xử lý phế liệu phế phẩm của doanh nghiệp để xác định lại định mức thực tế doanh nghiệp đã khai báo với cơ quan Hải quan.
Được biết, tại khoản 6 Điều 1 “Phế liệu, phế phẩm tạo thành trong quá trình sản xuất xuất khẩu khi chuyển tiêu thụ đặc biệt được miễn thuế nhập khẩu, người nộp thuế không phải làm thủ tục hải quan nhưng phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế bảo vệ môi trường (nếu có) cho cơ quan thuế”.
Điều 44 Nghị định 69/2018/NĐ-CP “Việc tiêu hủy phế liệu, phế phẩm chỉ được phép thực hiện sau khi có văn bản cho phép của Sở Tài nguyên-Môi trường và phải được thực hiện dưới sự giám sát của cơ quan Hải quan. Trường hợp không được phép hủy tại Việt Nam thì phải tái xuất theo chỉ định của bên đặt gia công”.
Có thể bạn quan tâm