Công nghiệp dược liệu - “làn gió mới” cho kinh tế Tây Nguyên
Tây Nguyên đang sở hữu một khí hậu trong lành với nhiều loại dược liệu biết đến với giá trị cao. Và ngày nay, sâm Ngọc Linh đang là minh chứng rõ nhất cho con đường tiến lên công nghiệp của dược liệu.
>>Định hình thương hiệu sâm Ngọc Linh
Huyện Tu Mơ Rông tỉnh Kon Tum ngày 6/2/2023 đang rộn ràng tổ chức lễ hội sâm Ngọc linh và các dược liệu khác thu hút hàng ngàn người tham gia. Ai đến lễ hội cũng mang một điều ước là mua được sâm, thảo dược chính gốc với giá rẻ. Và điều ước của người dân cũng là câu chuyện của rất nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã đã và đang phát triển dược liệu trên vùng đất Tu Mơ Rông.
Công nghiệp dược liệu gắn với du lịch
Và việc phát triển du lịch gắn với sâm Ngọc Linh nói riêng và thảo dược của Tu Mơ Rông nói chung giống như “nàng công chúa ngủ trong rừng” cần được đánh thức nhằm góp phần nâng cao đời sống của người đồng bào Xơ Đăng. Đây cũng là nhận định của rất nhiều đại biểu tham gia hội thảo, và ông Đặng Thanh Long - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật tỉnh Kon Tum cũng có nhận định như thế “Khi đến tham quan vùng sâm du khách sẽ nghĩ đến tỉnh Kon Tum nói chung và huyện Tu Mơ Rông nói riêng, du khách vừa nghỉ dưỡng, vừa sử dụng sâm Ngọc Linh để bồi dưỡng sức khỏe. Điều này sẽ tạo điều kiện cho ngành trồng sâm công nghiệp chế biến, chuỗi giá trị từ cây sâm phát triển”.
Trong khi đó, TS. Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Phát triển kinh tế Việt Nam, cũng cho rằng, Tu Mơ Rông có nét văn hóa “độc nhất vô nhị” với 95% người đồng bào dân tộc Xơ Đăng sinh sống. Cùng với rừng và đặc biệt là "Quốc bảo" sâm Ngọc Linh sẽ tạo đòn bẩy cho du lịch phát triển.
"Tôi nghĩ rằng, tỉnh Kon Tum và huyện Tu Mơ Rông phải có chương trình rất đặc biệt nhằm tạo ra cơ đồ, tầm vóc, đẳng cấp mang đến sự khác biệt để du lịch Tu Mơ Rông không chỉ ở Việt Nam và vươn ra thế giới”, ông Thiên chia sẻ.
Ngoài ra, Tu Mơ Rông cũng giống như các địa phương huyện, thị xã, thành phố ở khu vực Tây Nguyên đều sở hữu vẻ đẹp núi rừng và những sông suối, thác ghềnh tuyệt đẹp vẫn đang chờ được cần khai phá.
Phát triển công nghiệp chế biến dược liệu
Khu vực Tây Nguyên hiện nay mới chỉ có các cơ sở sơ chế biến dược liệu nhỏ công thêm vài Nhà máy chế biến sâu dược liệu nên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nguồn cung trong nhân dân. Theo một số liệu cho biết thì hiện nay huyện Tu Mơ Rông đang sở hữu gần 6000 ha dược liệu quý. Tính riêng trong đó sâm Ngọc linh đã được các công ty và người dân trồng được 1700 ha. Đây là một con số không hề nhỏ, chính vì các cơ sở, doanh nghiệp trong khu vực chưa phục vụ hết nhu cầu của người dân.
Ngoài ra theo con số của Viện Dược liệu thuộc Bộ Y tế công bố thì Khu vực Tây Nguyên có gần 1.700 loài cây thuốc. Một số loài có tiềm năng phát triển và có giá trị kinh tế cao đã được tập trung nghiên cứu như: sâm Ngọc Linh, lan kim tuyến, hà thủ ô đỏ, thổ phục linh, bạch cập, sâm cau, đan sâm, đảng sâm và một số loại khác.
Đây là một nguồn cung rất lớn trong tự nhiên cũng như theo kế hoạch phát triển dược liệu của các ngành chức năng. Chính vì ít cơ sở chế biến tinh, chế biến sâu mà hiện nay một số Công ty, Tập đoàn ở Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Nha Trang, đã liên kết với các hợp tác xã, cơ sở trồng dược liệu ở khu vực Tây Nguyên để cung cấp nguyên liệu phục vụ chế biến sâu của doanh nghiệp. Ước tính đã có hàng trăm biên bản ghi nhớ, hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp với hợp tác xã, công ty tại địa phương. Điều này đang thổi một làn gió công nghiệp thương mại vào ngành dược liệu từ đó đẩy quy mô sản xuất lên công nghiệp góp phần thức đẩy kinh tế khu vực này.
Có thể bạn quan tâm