Thái Bình: Phấn đấu xây dựng 5 thương hiệu lúa gạo Quốc gia
Thái Bình, người ta thường nghĩ ngay đến “quê hương của chị Hai năm tấn” với những cánh đồng trải lúa dài thẳng cánh cò bay. Tuy nhiên sản phẩm lúa gạo địa phương này vẫn loay hoay đi tìm đầu ra.
>>>Câu chuyện "hút" vốn FDI của Khu công nghiệp ven biển Thái Bình
Phấn đấu ...
Theo ông Lại Văn Hoàn – PCT tỉnh Thái Bình: Theo dự thảo đề án, xây dựng và phát triển thương hiệu lúa gạo tỉnh Thái Bình giai đoạn 2023 – 2025. Trong đó, định hướng đến năm 2030 xây dựng được 3 – 5 thương hiệu gạo Thái Bình đạt thương hiệu quốc gia.
Được biết, theo dự thảo đề án đến năm 2025, diện tích đất trồng lúa trên địa bàn tỉnh gần 74.000ha, cơ cấu giống chất lượng cao chiếm 50 - 60%, sản lượng thóc khoảng 900.000 tấn/năm; 5 – 10% diện tích áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP), 500ha trở lên áp dụng quy trình nông nghiệp hữu cơ. Đến năm 2030, diện tích đất trồng lúa gần 70.000ha, cơ cấu giống chất lượng cao từ 70% trở lên, sản lượng thóc trên 800.000 tấn/năm. Trong đó 100% diện tích vùng sản xuất lúa tập trung được ứng dụng quy trình canh tác tiên tiến, VietGAP, 20% diện tích sản xuất áp dụng quy trình nông nghiệp hữu cơ.
Đến năm 2025, tỷ lệ gạo xuất khẩu có thương hiệu đạt trên 40.000 tấn, đến năm 2030 đạt khoảng 60.000 tấn. Thái Bình phấn đấu đến năm 2025 xây dựng 1 - 3 thương hiệu gạo đạt thương hiệu quốc gia; đến năm 2030, xây dựng 3 - 5 thương hiệu gạo Thái Bình đạt thương hiệu quốc gia.
Theo ông Lại Văn Hoàn - Phó Chủ tịch UBND tỉnh, trước những khó khăn và cơ hội đối với sản xuất lúa gạo, để gia tăng giá trị hạt gạo với một tỉnh trọng điểm sản xuất lúa gạo vùng đồng bằng sông Hồng, Thái Bình cần phải định hướng, cơ cấu sản xuất lúa gạo phù hợp với xu hướng thị trường trong nước, xuất khẩu. Do đó, cần thiết phải xây dựng, triển khai đề án phát triển thương hiệu lúa gạo Thái Bình.
Theo ông Hoàn, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phải làm việc với một số doanh nghiệp tiêu biểu trong sản xuất lúa gạo để định hướng hợp tác, phát triển; nghiên cứu, tham mưu cho tỉnh ban hành cơ chế, chính sách hỗ trợ tổ chức, người sản xuất tham gia thực hiện đề án.
Đi tìm thị trường cho lúa, gạo
Với mong muốn tìm chỗ đứng cho lúa gạo Thái Bình tương xứng với tiềm năng, thế mạnh, để nông nghiệp thực sự trở thành một trụ cột trong phát triển kinh tế của tỉnh. Theo ông Nguyễn Khắc thận - Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình: Thái Bình có truyền thống và nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp trong đó có sản xuất lúa, gạo. Định hướng của tỉnh xác định vẫn lấy phát triển nông nghiệp là một trụ cột quan trọng song song với phát triển công nghiệp.
Làm thế nào để lúa, gạo Thái Bình có thương hiệu, có giá trị cao và nâng thu nhập cho người nông dân là vấn đề mà tỉnh rất trăn trở muốn tìm ra giải pháp cụ thể, có tính khoa học, thực tiễn. Vừa qua UBND tỉnh Thái Bình đã tổ chức Hội nghị phát triển thị trường lúa, gạo tỉnh. Tại hội nghị ông Chủ tịch UBND tỉnh mong muốn các nhà quản lý, chuyên gia, doanh nghiệp, thương nhân phân phối thảo luận, chia sẻ kinh nghiệm, phân tích làm rõ những ưu điểm, hạn chế trong phát triển lúa, gạo của Thái Bình từ đó đề xuất giúp tỉnh những giải pháp phát triển thị trường và nâng cao giá trị lúa, gạo.
Để nhìn rõ những hạn chế trong sản xuất, tiêu thụ và đề xuất những giải pháp bước đầu giải đáp được mong muốn xây dựng thương hiệu và phát triển thị trường lúa, gạo của Thái Bình, ông Thận cho rằng các sở, ngành, địa phương, Sở Công Thương phải tiếp thu đầy đủ ý kiến nhiều doanh nghiệp, chuyên gia, tham mưu cho UBND tỉnh các giải pháp chỉ đạo cụ thể để phát triển thị trường lúa gạo. Thời gian tới Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tham mưu với UBND tỉnh để thực hiện quy vùng sản xuất, phát triển nông nghiệp hữu cơ, xây dựng giống lúa, truy xuất nguồn gốc các sản phẩm lúa gạo…
Theo đó, ông Thận cũng giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì xây dựng, tham mưu cho tỉnh một số cơ chế chính sách đủ mạnh, hiệu quả thúc đẩy sản xuất và phát triển thị trường lúa, gạo của tỉnh. Các doanh nghiệp, hợp tác xã tiếp tục nỗ lực, đồng hành với tỉnh tập trung phát triển và xây dựng thương hiệu lúa, gạo Thái Bình trong thời gian tới.
Đại diện Công ty XNK Minh Trang chia sẻ, để phát triển được thị trường lúa, gạo Thái Bình cần chú trọng phát triển dòng lúa chất lượng cao, gạo đặc sản của tỉnh để chiếm lĩnh ngay thị trường trong nước và vươn tới xuất khẩu. Tỉnh sớm quy hoạch vùng nguyên liệu, chọn tạo bộ giống gạo ngon đủ sức cạnh tranh, có quy trình sản xuất an toàn, bền vững, có chiến lược tuyên truyền, quảng bá bài bản, lâu dài, gắn sản phẩm lúa gạo với hình ảnh của địa phương. Bên cạnh nâng cao chất lượng bảo quản, đóng gói, các chuyên gia cho rằng nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp cần có sự liên kết, hợp tác chặt chẽ hơn; tỉnh cũng nên ưu tiên nguồn lực đầu tư cho phát triển thương hiệu, mẫu mã sản phẩm gạo đủ sức hấp dẫn.
Có thể bạn quan tâm