Như Thanh (Thanh Hóa): Phát triển kinh tế, điểm nhấn trong xây dựng nông thôn mới
Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đã để lại những dấu ấn phát triển kinh tế - xã hội, tạo nên một diện mạo mới trên đà thịnh vượng ở huyện miền núi Như Thanh.
>>Thanh Hóa: Tính đột phá, tầm nhìn chiến lược của Quy hoạch
Nhìn lại, từ năm 2012 khi bắt tay vào xây dựng nông thôn mới (NTM), huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa có xuất phát điểm thấp, mới đạt 5/19 tiêu chí. Sau hơn 10 năm, huyện đã tập trung các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội. Đến nay, huyện có 9/13 xã đạt chuẩn nông thôn mới, 2 xã nông thôn mới nâng cao, trở thành huyện dẫn đầu khu vực miền núi về số xã đạt chuẩn nông thôn mới. Qua đó đã làm thay đổi căn bản đời sống vật chất và tinh thần của người dân, diện mạo Như Thanh ngày càng văn minh, hiện đại, xanh - sạch - đẹp.
Là huyện miền núi, nên khi bắt tay vào xây dựng Nông thôn mới, huyện Như Thanh gặp không ít khó khăn. Xác định xây dựng Nông thôn mới là trách nhiệm của mỗi người dân, do nhân dân và vì nhân dân, nên khi huyện tuyên truyền, vận động, nhân dân các địa phương đã chung sức, đồng lòng cùng chính quyền tham gia xây dựng nông thôn mới. Do vậy, hơn 10 năm qua, huyện đã huy động được trên 2.300 tỷ đồng xây dựng Nông thôn mới.
Ông Đặng Tiến Dũng, Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện, Phó trưởng ban Thường trực Ban chỉ đạo xây dựng nông thôn mới huyện Như Thanh cho biết, Năm 2021 và năm 2022 mặc dù gặp không ít khó khăn do ảnh hưởng từ dịch bệnh COVID - 19; và là năm đầu tiên thực hiện các cơ chế, chính sách và Bộ tiêu chí quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn mới 2021-2025; nhưng với sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, đoàn thể từ huyện đến cơ sở, sự ủng hộ của các tổ chức, cùng với sự nỗ lực, phấn đấu, hưởng ứng tích cực của toàn thể nhân dân trên địa bàn huyện, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng NTM trên địa bàn huyện tiếp tục được triển khai một cách đồng bộ, hiệu quả nhằm nâng cao chất lượng các tiêu chí đã đạt chuẩn, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu, phấn đấu đến năm 2024 phấn đấu đến năm 2024 huyện Như Thanh đạt Nông thôn mới.
>>Thanh Hoá đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp công nghệ cao
>>Thanh hóa: Nhiều chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
Theo báo cáo sơ kết 2 năm ( 2021 - 2022) thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, triển khai nhiệm vụ giai đoạn 2023 - 2025. Từ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; vốn ngân sách xã, vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn doanh nghiệp và huy động nguồn lực từ cộng động dân cư. Trong hai năm qua, huyện Như Thanh đã huy động trên 759 tỷ để thực hiện chương trình Xây dựng NTM. Trong đó, vốn ngân sách trung ương gần 27 tỷ đồng; vốn ngân sách tỉnh gần 43 tỷ đồng; vốn ngân sách huyện gần 40 tỷ đồng; vốn lồng ghép trên 71 tỷ đồng; vốn tín dụng trên 8,4 tỷ đồng; vốn doanh nghiệp tren 16,8 tỷ đồng, còn lại là vốn Nhân dân đóng góp (bao gồm cả tiền mặt, ngày công lao động, hiến đất, vật tư...) và vốn khác.
Từ sự nỗ lực của cả hệ thống chính trị, đến nay, huyện Như Thanh tự đánh giá đạt 03/09 tiêu chí NTM: (gồm tiêu chí thủy lợi, tiêu chí điện và tiêu chí Hệ thống chính trị - An ninh trật tự; Hành chính công và Môi trường). Đối với xây dựng xã nông thôn mới: Giai đoạn 2021-2022, huyện Như Thanh có thêm 01 xã đạt chuẩn NTM (xã Cán Khê), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện hiện có là 09 xã, đạt 69,2%. Đối với xây dựng xã nông thôn mới nâng cao: Giai đoạn 2021-2022, huyện Như Thanh có thêm 02 xã đạt chuẩn NTM nâng cao (xã Yên Thọ và xã Xuân Du), nâng tổng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao trên địa bàn huyện là 03 xã, đạt 23,07%. Đối với xây dựng thôn, bản nông thôn mới: huyện Như Thanh có thêm 11 thôn, bản được công nhận thôn, bản đạt chuẩn NTM, nâng tổng số thôn, bản đạt chuẩn NTM trên địa bàn huyện hiện có 78 thôn (tuy nhiên do sáp nhập các thôn, nên hiện nay chỉ còn 71 thôn đạt chuẩn NTM), đạt 49,65%. Đối với xây dựng thôn nông thôn mới kiểu mẫu: có thêm 9 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, nâng tổng số thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu trên địa bàn huyện là 14 thôn, đạt 9,79%.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được việc duy trì và nâng cao chất lượng tiêu chí, hướng tới xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu một số đơn vị chững lại sau đạt chuẩn. Các mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm còn ít. Chưa thu hút được nhiều doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp và khu vực nông thôn. Việc huy động các nguồn lực trong xây dựng nông thôn mới ở một số đơn vị kết quả đạt thấp; Kết quả xây dựng NTM không đồng đều giữa các xã có cùng điều kiện tương đồng…
Mục tiêu năm 2023, toàn huyện có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM, 01 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 04 thôn bản đạt chuẩn NTM; 04 thôn bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 03 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh; 03 sản phẩm đề nghị công nhận lại sản phẩm OCOP năm 2023 và Thị trấn Bến Sung đạt chuẩn đô thị văn minh. Mục tiêu năm 2024: Toàn huyện có thêm 01 xã đạt chuẩn NTM; 01 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 02 thôn/bản đạt chuẩn NTM; 02 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 02 sản phẩm OCOP được đánh giá, xếp hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh và hoàn thành 06 tiêu chí huyện Nông thôn mới.
Bên cạnh đó, Như Thanh cũng đã ban hành nhiều chính sách hỗ trợ xây dựng Nông thôn mới như: hỗ trợ kích cầu các công trình về trường học, đường giao thông, hồ đập lớn, trạm y tế và hỗ trợ xây dựng mô hình phát triển sản xuất, sản phẩm OCOP. Với kết quả trên, huyện Như Thanh được tỉnh đánh giá là đơn vị dẫn đầu trong xây dựng Nông thôn mới của 11 huyện miền núi.
Có thể bạn quan tâm
Thanh Hoá: Hàng ngàn du khách đứng chen nhau để dự Lễ hội Đền Bà Triệu
12:36, 11/03/2023
Thanh Hóa: 2 cô gái dân tộc Mường đam mê khởi nghiệp du lịch xanh
13:58, 07/03/2023
Thanh Hóa: Cầu nối đưa du lịch “cất cánh”
15:11, 03/03/2023
Thanh Hóa: Tính đột phá, tầm nhìn chiến lược của Quy hoạch
09:41, 03/03/2023