Quảng Nam: Dùng nguồn cát nạo vét sông Cổ Cò thi công đập ngăn mặn
Vì không có nguồn cung ứng vật liệu xây dựng để thi công đập ngăn mặn tại thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam đã thống nhất sử dụng nguồn cát nạo vét từ sông Cổ Cò.
>>Dự thảo sửa đổi Thông tư 16: Gỡ khó cho thị trường trái phiếu doanh nghiệp
Tháng 2/2023, UBND thị xã Điện Bàn đã có báo cáo đến tỉnh Quảng Nam về tình hình xâm nhập mặn nguồn nước sông Vĩnh Điện và những khó khăn thi công đắp đập ngăn mặn bảo vệ sản xuất vụ Đông Xuân 2022 – 2023. Theo địa phương này, công trình Đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện năm 2023 vẫn thống nhất chủ trương xây dựng trên vị trí cũ thuộc phường Điện Ngọc, cách trạm bơm Tứ Câu về hạ lưu khoảng 350m, giải pháp kết cấu đập thi công giống như các năm trước đã thực hiện.
“Địa phương đã tổ chức mời thầu, tuy nhiên kết quả không có đơn vị nào tham dự gói thầu thi công công trình này”, UBND thị xã Điện Bàn cho hay.
Nguyên nhân được đưa ra là do vật liệu dùng cho công trình chủ yếu là cát, cây bạch đàn, tre, trục trịch tre, nhưng hiện nay nguồn cây bạch đàn mua khó và giá thành tương đối cao. Đặc biệt nguồn cát đắp cho đập khoảng 10.000m3 lấy từ mỏ vật liệu trên sông Thu Bồn vận chuyển bằng đường sông, đường bộ nhưng hiện nay các mỏ vật liệu trên địa bàn hết thời gian khai thác và đã đóng cửa, các mỏ vật liệu cát đất ở khu vực Đại Lộc, Duy Xuyên,… còn sản lượng khai thác nhưng không hoạt
“Do vậy, công tác đắp đập không thực hiện được nếu không có cát, gây mất mùa cho khoảng 1.855ha cây trồng đang trong giai đoạn phát triển”, văn bản do bà Nguyễn Thị Minh Châu, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Điện Bàn ký nêu rõ.
Vì vậy, địa phương đề xuất UBND tỉnh và các Sở, ngành liên quan xem xét, cho phép lấy cát với khối lượng khoảng 10.000m3 tại điểm mỏ ĐB02, xã Điện Thọ. Hoặc, trường hợp UBND tỉnh không chấp thuận chủ trương nguồn cát thì UBND thị xã phải thực hiện thay đổi vật liệu làm đập bằng thép cừ larsen và phải điều chỉnh hồ sơ thiết kế và dự toán, thẩm định, phê duyệt rồi mới đăng tải, tổ chức lựa chọn nhà thầu lại, dẫn đến chậm trễ trong quá trình triển khai thi công đắp đập ngăn mặn, ảnh hưởng rất lớn đến diện tích đất nông nghiệp đang sản xuất trong khu vực.
Sau đó, UBND thị xã Điện Bàn thay đổi phương án, có tờ trình đề nghị UBND tỉnh Quảng Nam và các sở, ngành liên quan xem xét cho phép địa phương sử dụng nguồn cát từ dự án nạo vét sông Cổ Cò đang triển khai trên địa bàn các phường Điện Dương và Điện Ngọc (do Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông Quảng Nam làm chủ đầu tư) để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện.
Nếu được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương nguồn cát, UBND thị xã Điện Bàn sẽ chỉ đạo các cơ quan chuyên môn khẩn trương thực hiện điều chỉnh hồ sơ thiết kế và dự toán cho phù hợp với vị trí lấy vật liệu cát; sớm trình thẩm định, phê duyệt điều chỉnh và đăng tải, tổ chức lựa chọn nhà thầu lại, khẩn trương tổ chức thi công công trình...
Để bảo đảm cho vụ sản xuất, UBND tỉnh Quảng Nam đã thống nhất chủ trương cho phép UBND thị xã Điện Bàn sử dụng nguồn vật liệu cát đã được nạo vét từ Dự án nạo vét sông Cổ Cò đang tập kết tại các bãi chứa để thi công công trình đập thời vụ ngăn mặn, giữ ngọt trên sông Vĩnh Điện.
Theo đó, thị xã Điện Bàn có trách nhiệm làm việc với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng các công trình giao thông tỉnh để thống nhất vị trí lấy cát, thời gian thực hiện, biện pháp phối hợp theo dõi, giám sát, quản lý chặt chẽ khối lượng cát xúc bốc lên xe vận chuyển và sử dụng đúng mục đích phục vụ thi công công trình.
Địa phương tổ chức lập, thẩm định, phê duyệt điều chỉnh hồ sơ thiết kế - dự toán công trình phù hợp với cự ly vận chuyển từ vị trí lấy cát đến chân công trình và làm việc với Sở Tài nguyên & Môi trường để thống nhất xác định các nghĩa vụ tài chính đối với khối lượng khoáng sản cần sử dụng theo đúng quy định để triển khai thực hiện.
Có thể bạn quan tâm