Quảng Nam: Nâng cấp sân bay Chu Lai tạo lực hút đầu tư vào 2 khu kinh tế

NGUYỄN HOÀNG 26/04/2023 03:32

Tương lai, sân bay Chu Lai (Quảng Nam) sẽ trở thành sân bay trung chuyển Quốc tế, tạo lực hút nhà đầu tư vào hai Khu Kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) và Khu kinh tế mở Chu Lai (Quảng Nam).

>>Quy hoạch sân bay thứ hai Vùng Thủ đô: Giảm tải cho sân bay Nội Bài

Trong chuyến thị sát và làm việc với Quảng Nam vào tháng 3 năm 2022, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Quảng Nam khẩn trương lập đề án trình các bộ ngành Trung ương đầu tư hạ tầng khung chiến lược. Trong đó ưu tiên hệ thống giao thông. Đây là nút thắt cần khai mở để tạo động lực cho phát triển kinh tế khu vực miền Trung - Tây nguyên.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho rằng với đề xuất chiến lược phát triển hạ tầng khung chiến lược đã được Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, cần phải khẩn trương hoàn thiện sớm để đầu tư đó là tuyến đường bộ từ Khu Kinh tế mở Chu Lai kết nối với các nước trong khu vực qua tuyến hành lang kinh tế Đông Tây. Đầu tư cảng biển và mở cửa bầu trời từ sân bay Chu Lai trở thành sân bay trung chuyển Quốc tế. Tất cả nguồn vốn đầu tư theo hình thức xã hội hóa.

a

Khi Sân bay Chu Lai được đầu tư nâng cấp theo nguồn vốn xã hội hóa đúng với tiềm năng sẽ gỡ được nút thắt kết nối hạ tầng, thu hút đầu tư vào hai khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quất.

Đây là nút thắt được tháo gở khi Thủ tướng gật đầu chấp thuận sau nhiều thập kỷ chờ đợi do thiếu nguốn vốn đầu tư từ ngân sách.

Nói về kỳ vọng đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai trở thành sân bay trung chuyển quốc tế, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Hồ Quang Bửu cho rằng  khi Sân bay Chu Lai được đầu tư nâng cấp theo nguồn vốn xã hội hóa đúng với tiềm năng sẽ gỡ được nút thắt kết nối hạ tầng, thu hút đầu tư vào hai khu kinh tế mở Chu Lai và Dung Quất. Từ đó tạo động lực cho Quảng Nam và Quảng Ngãi "cất cánh".

Ông Hồ Quang Bửu cho biết: "Với định hướng hình thành trung tâm logistics kết hợp với đầu tư sân bay Chu Lai trở thành sân bay trung chuyển hàng hóa và hành khách quốc tế là bước đột phá để giúp các doanh nghiệp trong khu vực tối ưu hóa các dòng vận động hàng hóa, tiền tệ, thông tin, thúc đẩy lưu thông hàng hóa, xuất nhập khẩu, giảm chi phí logistics, nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước".

a

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã yêu cầu Quảng Nam khẩn trương lập đề án trình các bộ ngành Trung ương đầu tư hạ tầng khung chiến lược trong chuyến thăm và làm việc vào tháng 3/2022.

Với vị trí nằm giáp ranh tỉnh Quảng Ngãi, thời gian qua, sân bay Chu Lai đã được khai thác phục vụ việc đi lại của nhân dân hai tỉnh Quảng Nam, Quảng Ngãi và cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước đến đầu tư tại hai khu kinh tế động lực là Khu kinh tế Dung Quất và Khu kinh tế mở Chu Lai.

Sân bay Chu Lai là cơ sở hạ tầng quan trọng không chỉ  của cả 2 tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi mà có vị trí chiến lược trong giao thương hàng hóa, vận chuyển hành khách trong khu vực khi được nâng cấp thành cảng hàng không trung chuyển hàng hóa quốc tế. Đáng quan tâm là trong điều kiện phát triển của khu kinh tế mở Chu Lai và khu kinh tế Dung Quất. Việc đầu tư nâng cấp sân bay Chu Lai sẽ mở nút thắt vô cùng quan trọng thu hút đầu tư vào 2 khu kinh tế, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội 2 địa phương phát triển.

Trong định hướng chiến lược thu hút đầu tư mà Quảng Nam định hướng tập trung thu hút đầu tư vào một số lĩnh vực, trọng tâm là phát triển công nghiệp ô tô trên cơ sở nền tảng của cơ khí chính xác và tự động hóa, tăng tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành để nâng cao sức cạnh tranh đối với các dòng xe du lịch. Đồng thời có lộ trình chuyển đổi từ xe động cơ đốt trong sang xe điện tại tổ hợp Cơ khi ô tô Trường Hải - Chu Lai.

Ngành công nghiệp phụ trợ - cơ khí và xây dựng hệ sinh thái công nghiệp thế hệ mới; hình thành cụm liên kết công nghiệp phụ trợ ngành cơ khí với các doanh nghiệp trên địa bàn cả nước, dẫn dắt các doanh nghiệp vừa và nhỏ cùng phát triển tham gia chuỗi giá trị toàn cầu.

Hình thành trung tâm công nghiệp cơ khí đa dụng và công nghiệp phụ trợ cơ khí tại Chu Lai. Vì vậy hạ tầng khung chiến lược từ đường bộ, đường sắt, cảng biển mà đặc biệt là đường hàng không khi sân bay Chu Lai được đầu tư trở thành sân bay trung chuyển quốc tế là vô cùng cần thiết và cấp thiết.

Không chỉ tập trung tại hai khu kinh tế, mà Quảng Nam định hướng tập trung phát triển công nghiệp chế biến sâu các sản phẩm nông nghiệp từ Lào, Campuchia và vùng Tây Nguyên. Tập trung đầu tư chế biến sâu các sản phẩm từ trái cây, bò thịt tại Chu Lai để xuất khẩu, tạo nguồn hàng đối lưu hai chiều, tối ưu hóa chi phí logistis, tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trong và ngoài nước đầu tư vào hai khu kinh tế.

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh cho biết: Hiện Quảng Nam đang hoàn thiện đề án đầu tư luồng cảng biển mới cho tàu 5 vạn tấn tại cảng Chu Lai và nâng cấp, mở rộng tuyến đường kết nối với cửa khẩu quốc tế Nam Giang. Đồng thời mở rộng nâng cấp sân bay Chu Lai trở thành sân bay trung chuyển quốc tế".

Có thể bạn quan tâm

  • Quảng Nam khoanh vùng khai thác khoáng sản không cần đấu giá

    Quảng Nam khoanh vùng khai thác khoáng sản không cần đấu giá

    08:55, 21/04/2023

  • Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch trong lòng hồ thủy điện

    Quảng Nam: Đẩy nhanh tiến độ khu du lịch trong lòng hồ thủy điện

    08:00, 19/04/2023

  • Tăng cường sự hiện diện cho sản phẩm OCOP Quảng Nam

    Tăng cường sự hiện diện cho sản phẩm OCOP Quảng Nam

    11:32, 14/04/2023

  • Đà Nẵng phản hồi thông tin quy hoạch cảng hàng không tại Quảng Nam

    Đà Nẵng phản hồi thông tin quy hoạch cảng hàng không tại Quảng Nam

    11:44, 12/04/2023

NGUYỄN HOÀNG