Quảng Ninh: Xuất khẩu tăng mạnh trở lại

LÊ CƯỜNG 13/05/2023 11:24

4 tháng đầu năm 2023, tổng trọng lượng hàng hóa xuất nhập khẩu (XNK) sang Trung Quốc qua Móng Cái tăng 345% so với cùng kỳ năm 2022.

>>Cao tốc Vân Đồn - Móng Cái (Quảng Ninh): Tạo lợi thế cho xuất nhập khẩu

 Dự báo hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái còn tăng mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Lê Cường

Dự báo hàng hóa xuất khẩu qua cửa khẩu Móng Cái còn tăng mạnh trong thời gian tới. Ảnh: Lê Cường

Từ 1/1/2023 đến 30.4/2023, tổng trọng lượng hàng hóa XNK qua các cửa khẩu, lối mở tại TP.Móng Cái đạt trên 5000.000 tấn, tăng 345% so cùng kỳ năm 2022. Trong đó, tại Cửa khẩu cầu Bắc Luân II, có 13.296 phương tiện xuất-nhập cảnh (6.235 phương tiện Việt Nam xuất cảnh; 7.061 phương tiện Trung Quốc nhập cảnh), tăng 172% so với cùng kỳ 2022, trung bình đạt 136 phương tiện/ngày.

Con số ấn tượng

Hàng hóa XNK đạt hơn 220.000 tấn (nhập khẩu đạt hơn 171.000, xuất khẩu đạt hơn 50.000 tấn), tăng 206% so cùng kỳ 2022, bình quân đạt: 2.264 tấn hàng hóa XNK/ngày.

Còn tại Lối mở Km3+4 Hải Yên, có trên 16.000 phương tiện xuất nhập cảnh (7.180 phương tiện Việt Nam, 9.029 phương tiện Trung Quốc), chở gần 260.000 tấn hàng hóa (bình quân đạt 143 phương tiện/ngày, 2.294 tấn/ngày) tăng 617% so với cùng kỳ 2022.

Ông Tô Vạn Quang, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Việt Nam - Trung Quốc tại Quảng Tây, đại diện Công ty TNHH Đầu tư công nghiệp Đông Đằng, khẳng định: “Tăng trưởng này mới chỉ là sự khởi đầu sau đại dịch. Trong những năm tới, xuất khẩu của Việt Nam vào thị trường Trung Quốc chắc chắn sẽ gia tăng mạnh hơn nữa. Để đón đầu cơ hội này, Công ty đang hợp tác với các doanh nghiệp quốc doanh tầm cỡ ở Trung Quốc và các cơ quan có thẩm quyền ở Việt Nam để xúc tiến thành lập Trung tâm Giao dịch thủy sản Việt Nam tại TP Phòng Thành Cảng. Chính quyền TP Phòng Thành Cảng cũng đã khởi công xây dựng kho lạnh thủy sản giai đoạn I cỡ lớn, khả năng lưu trữ 200.000 tấn thủy hải sản, sau đó tiến hành triển khai kho lạnh giai đoạn 2 có thể lưu trữ 600.000 tấn thủy hải sản.

“Dự kiến năm 2023, Công ty thu mua 35.000 tấn sầu riêng, trong đó mua từ Việt Nam là 15.000 tấn. Công ty còn có nhu cầu mua 120.000 tấn khoai lang tím, ký hợp đồng mua cá basa, cá hố và các loại hải sản khác. Có thể nói là nhu cầu của chúng tôi đối với hàng hóa nông sản nhập khẩu qua cửa khẩu của Quảng Ninh sẽ chỉ có tăng, chứ không có giảm”, ông Quang nhấn mạnh.

Nắm bắt thị trường, thay đổi tư duy

Để xuất khẩu tăng mạnh với những con số ấn tượng như trên, có thể nói đến hàng loạt giải pháp quyết liệt của tỉnh Quảng Ninh nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Trong đó, Cục Hải quan Quảng Ninh đã chủ động tăng cường các hoạt động kết nối, gặp gỡ, nắm bắt hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; động viên, đồng hành cùng doanh nghiệp trong giai đoạn các cửa khẩu đường bộ, lối mở tạm dừng thông quan; đẩy mạnh kiểm tra, rà soát công tác phân loại, áp mã, xác định trị giá, quản lý thuế, hoàn thuế, miễn thuế, đẩy mạnh hỗ trợ, giải đáp vướng mắc qua điện thoại, fanpage, email...

Tuy nhiên, để tiếp tục tăng trưởng cho xuất khẩu trong thời gian tới, thì không chỉ là những giải pháp của phía chính quyền, doanh nghiệp cần phải mạnh dạn thay đổi hơn nữa.

Theo bà Trần Thị Bích Ngọc, Trưởng ban Quản lý cửa khẩu Quốc tế Móng Cái: Trung Quốc là thị trường xuất khẩu quan trọng đối với một số mặt hàng nông, thủy sản của Việt Nam, là thị trường xuất khẩu lớn nhất đối với nhóm hàng rau quả, sắn và các sản phẩm từ sắn, cao su. Vì vậy, để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa trong cách nghĩ, cách quản lý, quy hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng "chủ động nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia hội nhập"; tập trung khai thác, tận dụng tối đa công nghệ số, tính ưu việt của các sàn giao dịch thương mại điện tử để tăng cường quảng bá sản phẩm; không ngừng nâng cao chất lượng hàng hóa từ khâu nuôi trồng, đánh bắt, chế biến, đóng gói, vận chuyển xuất khẩu; đẩy nhanh thay đổi phương thức sản xuất theo hướng an toàn, có các tiêu chuẩn cụ thể, quản lý quy trình canh tác, đáp ứng yêu cầu quy định của nước bạn.

“Đồng thời, chủ động liên kết giữa doanh nghiệp sản xuất với doanh nghiệp XK trên nguyên tắc cùng nắm bắt, khai thác thị trường. Chúng tôi cũng mong muốn các doanh nghiệp thường xuyên giữ mối liên hệ, kết nối với ban và các ngành khối cửa khẩu TP Móng Cái để kịp thời trao đổi thông tin, giải quyết các vướng mắc trong quá trình thông quan qua các cửa khẩu, lối mở trên địa bàn”, bà Ngọc nói.

Ông Hoàng Vệ, Phó Cục trưởng Cục Quản lý thương mại và cửa khẩu Đông Hưng (Trung Quốc), cho biết: “Sắp tới, nhằm tăng cường xuất nhập khẩu từ Quảng ninh sang Trung Quốc, TP Đông Hưng sẽ thực hiện chính sách “Vành đai - Con đường”, trở thành điểm xuất phát từ vùng biển phía Tây của Trung Quốc. Vì vậy, chúng tôi tiếp tục thúc đẩy nhập khẩu nông sản, tối ưu các công tác ở cửa khẩu, xây dựng môi trường kinh doanh tốt giữa TP Đông Hưng và TP Móng Cái, phối hợp với phía Việt Nam xây dựng “Cửa khẩu trí tuệ” và “Hai thành phố trí tuệ”.

Để thúc đẩy xuất khẩu nông sản, thủy sản Việt Nam sang thị trường Trung Quốc, các doanh nghiệp cần chuyển đổi mạnh mẽ hơn nữa trong cách nghĩ, cách quản lý, quy hoạch sản xuất kinh doanh theo hướng "chủ động nắm bắt cơ hội, tích cực tham gia hội nhập”.

Có thể bạn quan tâm

  • Cửa khẩu Móng Cái: Chưa có khách du lịch theo đoàn Trung Quốc nhập cảnh

    Cửa khẩu Móng Cái: Chưa có khách du lịch theo đoàn Trung Quốc nhập cảnh

    07:44, 22/02/2023

  • Móng Cái (Quảng Ninh): Những chuyến hàng tấp nập qua các cửa khẩu sau kỳ nghỉ Tết

    Móng Cái (Quảng Ninh): Những chuyến hàng tấp nập qua các cửa khẩu sau kỳ nghỉ Tết

    01:00, 31/01/2023

  • Móng Cái nới lỏng các biện pháp phòng dịch để đón khách Trung Quốc

    Móng Cái nới lỏng các biện pháp phòng dịch để đón khách Trung Quốc

    14:29, 08/01/2023

LÊ CƯỜNG