Tuy khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu quốc tế Móng Cái từ ngày 21/2/2023 nhưng chưa thực hiện xuất cảnh cho khách đoàn Trung Quốc vào Việt Nam.
>>Du lịch Việt Nam cần chiến lược tiếp thị phù hợp
Sau những nỗ lực, ngày 20/2, Chính quyền TP. Đông Hưng (Trung Quốc) đã gửi thư trao đổi với UBND TP. Móng Cái về việc khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu Bắc Luân I. Hai bên đã thống nhất, từ ngày 21/2 sẽ khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua Cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc).
Hoạt động xuất nhập cảnh tại cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc) sẽ diễn ra từ 8h00 đến 21h00 (giờ Bắc Kinh) tức từ 07h00 đến 20h00 (giờ Việt Nam) hàng ngày. Tín hiệu đáng mừng cho khách du lịch của hai nước, cũng như các doanh nghiệp lữ hành và các các cơ sở lưu trú cho khách Trung Quốc trước kia chịu tác động lớn nhất bởi lượng khách quốc tế thì giờ đây đã có thể có cơ hội để thay đổi.
Trước đó, ngày 8/1/2023, Trung Quốc mở cửa trở lại sau dịch qua cặp cửa khẩu quốc tế Móng Cái (Việt Nam) - Đông Hưng (Trung Quốc). Nhưng đây mới chỉ là hoạt động dành cho người Trung Quốc tại Việt Nam về nước và ngược lại. Người nhập cảnh có giấy xét nghiệm RT-PCR âm tính trong vòng 48 giờ được nhập cảnh bình thường. Tuy nhiên, cư dân biên giới chưa thể xuất nhập cảnh bằng bình thường bằng Sổ Thông hành hoặc hộ chiếu.
Ngày 6/2/2023, nước này đã cho phép các công ty lữ hành thí điểm tổ chức tour du lịch quốc tế đến 20 nước trên thế giới, trong đó có nhiều quốc gia châu Á, nhưng không có Việt Nam. Với chức năng nhiệm vụ được giao, Cục Hợp tác quốc tế đã trao đổi với Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, đề xuất sớm đưa Việt Nam vào danh sách các nước thí điểm đón khách. Ngày 9/2, Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch Việt Nam đã gửi công hàm cho Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc về chính sách mở tour đoàn tới Việt Nam.
Theo các nguồn tin từ các đơn vị lữ hành Trung Quốc, khách Trung Quốc cũng mong muốn đến Việt Nam du lịch. Cục Hợp tác quốc tế có cuộc trao đổi mang tính chuyên môn với Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc, xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân cũng như các đơn vị lữ hành. Hai bên cùng trao đổi chuyên môn này nằm trong nội dung ký kết hợp tác giữa Bộ VHTTDL của Việt Nam và Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc.
Cùng với đó, các cơ quan chính phủ, cơ quan quan quản lý du lịch của Việt Nam nỗ lực bằng nhiều hình thức, cấp độ khác nhau để trao đổi với Trung Quốc về chính sách mở cửa và hợp tác du lịch.
Tuy đã mở cửa giữa hai bên nhưng cư dân biên giới được đưa hàng sang hai bên làm ăn, buôn bán là chủ yếu. Những người xuất, nhập cảnh qua cửa khẩu cầu Bắc Luân I phải có giấy tờ xuất, nhập cảnh hợp lệ (hộ chiếu, sổ thông hành) còn hiệu lực, điền thông tin chính xác vào thẻ xác nhận sức khỏe xuất, nhập cảnh. Người nhập cảnh vào Trung Quốc phải có giấy chứng nhận âm tính với virus Sars-Cov-2 bằng phương pháp xét nghiệm RT-PCR trong vòng 48 tiếng.
>>"Khẩu vị" của du khách Trung Quốc đã thay đổi ra sao?
>>Kiến nghị Trung Quốc mở tour tới Việt Nam
Ông Đỗ Văn Tuấn, Phó chủ tịch thường trực UBND TP. Móng Cái cho biết, UBND TP. Móng Cái đã có thông báo số 51/TB-UBND ngày 20/2 về việc khôi phục hoạt động xuất nhập cảnh qua cửa khẩu Quốc tế Móng Cái (Việt Nam) – Đông Hưng (Trung Quốc). Nhưng chưa thực hiện việc khách du lịch Trung Quốc theo đoàn xuất cảnh theo thông báo của Văn phòng Bộ Văn hóa và Du lịch Trung Quốc về việc thí điểm khôi phục các hãng lữ hành được phép tổ chức công dân Trung Quốc theo đoàn xuất cảnh đi du lịch tại một số quốc gia, trong đó có Việt Nam.
Không chỉ chủ động từ các cửa khẩu đường bộ, đường hàng không Việt Nam cũng đã sẵn sàng cho những chiến lược lâu dài. Ngay từ đầu năm khi Trung Quốc chính thức điều chỉnh các biện pháp kiểm dịch y tế, xuất nhập cảnh, các hãng hàng không Việt Nam đã có kế hoạch khôi phục lại đường bay Việt - Trung. Các hãng hàng không nhận định từ tháng 3/2023, du lịch giữa hai nước sẽ phục hồi tích cực.
Năm 2019 hãng Vietnam Airlines phục vụ 8,1 triệu lượt khách giữa Trung Quốc vào Việt Nam, chiếm tỉ trọng 19% tổng số lượng khách và nằm trong top 3 thị trường có số lượng khách lớn nhất của hãng. Hãng này kỳ vọng lượng khách bay giữa hai nước năm 2023 sẽ đạt khoảng 80% so với năm 2019 khi Việt Nam đơn giản hóa các thủ tục suất nhập cảnh ở tất cả các cửa khẩu đường bộ, hàng không.
Vietnam Airlines cũng vừa công bố nối lại năm đường bay giữa Việt Nam và Trung Quốc từ tháng 3 kết nối Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh với Quảng Châu và tháng 4 tới với đường bay Hà Nội - Bắc Kinh; Đà Nẵng - Quảng Châu và Thành Đô; Hà Nội - Thành Đô. Qua đó khôi phục tổng cộng 9/10 đường bay tới Trung Quốc so với giai đoạn trước dịch.
Hãng VietJet cũng triển khai “đường bay vàng” Việt – Trung. Hãng này thông tin tiếp tục khai thác các đường bay TP.HCM - Thâm Quyến, Hàng Châu, Thượng Hải, Tứ Xuyên, Vũ Hán với tổng cộng sáu chuyến bay/tuần.
Còn Pacific Airlines khai thác các đường bay Hà Nội - Hàng Châu, Nam Ninh. Bamboo Airways đang khai thác đường bay Hà Nội - Thiên Tân với tần suất một chuyến bay/tuần.
Đề cập đến việc Trung Quốc mở cửa du lịch, Chủ tịch HĐQT hãng hàng không du lịch Vietravel Airlines Nguyễn Quốc Kỳ nhìn nhận đây là thị trường có lượng khách nhộn nhịp. Việc Trung Quốc mở cửa du lịch như một mảnh ghép hoàn chỉnh vào việc phục hồi du lịch quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Du lịch Việt Nam cần chiến lược tiếp thị phù hợp
03:00, 22/02/2023
Giải pháp thay thế khách du lịch Trung Quốc
15:54, 21/02/2023
5 câu hỏi "chìa khoá" của ngành du lịch
04:00, 21/02/2023
Du lịch Quảng Ninh: Lượng thừa, chất thiếu
00:40, 20/02/2023
Phát triển du lịch cần khơi thông thủ tục
03:00, 18/02/2023