Hải Dương: Tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trọng điểm, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh.
>>>Hải Dương cam kết đồng hành cùng nhà đầu tư "vượt khó"
Đây là một trong chỉ đạo của ông Triệu Thế Hùng - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương tại phiên họp thường kỳ tháng 5.
Với dự báo năm 2023 sẽ có những thời cơ, thuận lợi và khó khăn, thách thức đan xen, nhưng khó khăn, thách thức có thể nhiều hơn, chúng ta sẽ tiếp tục nỗ lực, quyết tâm vượt qua thách thức, phục hồi và phát triển bền vững về kinh tế - xã hội.
Do vậy, Chủ tịch UBND tỉnh Triệu Thế Hùng yêu cầu các sở, ngành, địa phương cần nghiêm túc thực hiện các chỉ đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, UBND tỉnh về triển khai các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Các cơ quan, đơn vị phải quyết liệt, tập trung cao độ thực hiện các giải pháp để thúc đẩy tăng trưởng, phục hồi nền kinh tế.
Đồng thời, tích cực tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp, nhất là những doanh nghiệp trọng điểm, đóng góp quan trọng vào nền kinh tế của tỉnh. Bên cạnh đó, quan tâm phát triển thương mại, dịch vụ nhằm tạo ra động lực cho sản xuất. Ngoài ra, cần chú trọng bám sát thị trường, đề xuất giải pháp cân đối cung - cầu, không để gián đoạn sản xuất vì chênh lệch cung cầu.
Trong bối cảnh kinh tế thế giới suy giảm mạnh, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam rất thấp, chỉ đạt khoảng 3,32%, tăng trưởng GRDP của tỉnh đạt khoảng 8,35%, đứng thứ 3 trong 11 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 9 cả nước, dù chưa đạt được mức tăng trưởng so với chỉ tiêu đề ra là trên 9% nhưng là tín hiệu tích cực, khẳng định sự lãnh đạo, chỉ đạo đúng hướng của các cấp uỷ, chính quyền trong tỉnh.
Do vậy, Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan khẩn trương đẩy nhanh thủ tục hành chính, sớm đưa các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đã được phê duyệt vào hoạt động, tạo quỹ đất để mời gọi đầu tư. Tích cực gỡ khó để kích thích giao dịch bất động sản, tạo nguồn lực thực hiện các dự án đầu tư. Bên cạnh đó, ngành kế hoạch và đầu tư khẩn trương hoàn thiện thủ tục các dự án khởi công mới, ưu tiên nguồn lực cho dự án quan trọng, có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Những dự án giải ngân chậm phải báo cáo kịp thời để xem xét xử lý, nếu cần thiết chuyển vốn cho dự án khác. Quyết liệt giải phóng mặt bằng để thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tăng cường triển khai các biện pháp phòng chống dịch bệnh, định hướng giống cây trồng, vật nuôi mới có giá trị kinh tế cao. Nghiên cứu cơ chế hỗ trợ sản xuất theo chuỗi liên kết nhằm hạn chế rủi ro trong sản xuất nông nghiệp.
Theo số liệu từ Cục Thống kê, 3 tháng đầu năm nay, tăng trưởng kinh tế của Hải Dương đạt 8,35%, cao hơn mức tăng trưởng chung cả nước (cả nước là 3,32%), đứng thứ 9 trong 63 tỉnh, thành phố và thứ 3 vùng đồng bằng sông Hồng. Kết quả này được đánh giá là khả quan và khá ấn tượng trước bối cảnh khó khăn, phức tạp cả ở trong và ngoài nước.
Trước đó, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang có buổi làm việc với tỉnh Hải Dương, Quảng Ninh và thành phố Hải Phòng về tình hình, giải pháp thúc đẩy sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu.
Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Triệu Thế Hùng đã báo cáo một số khó khăn, vướng mắc trong việc thực hiện, triển khai dự án cụ thể, ảnh hưởng tới phát triển sản xuất kinh doanh, đầu tư công, xây dựng hạ tầng, xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh.
Đề nghị ủy quyền cho các địa phương phê duyệt chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng từ 10ha đất trồng lúa trở lên, từ 20ha đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng; Ban hành các hướng dẫn cụ thể quy định về diện tích đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên phải đánh giá tác động môi trường; Ban hành quy định về quy chế hoạt động của Quỹ phát triển đất để địa phương tập trung nguồn lực cho giải phóng mặt bằng tạo quỹ đất sạch đấu giá quyền sử dụng đất nhằm tạo hiệu quả việc sử dụng đất và tăng thu cho Ngân sách nhà nước.
Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương đề nghị Chính phủ tháo gỡ, tạo điều kiện để các địa phương thu hút đầu tư về một số nội dung liên quan đến: hộ kinh doanh, dự án không triển khai hoặc triển khai chậm, dự án được chấp thuận trước thời điểm Nghị định số 148/2020/NĐ-CP có hiệu lực; hướng dẫn vấn đề liên quan đến lập đề xuất chủ trương đầu tư; Phân cấp cho HĐND các cấp quyết định kéo dài thời gian thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công; quyết định việc bố trí vốn đối với dự án quá hạn. Ban hành Nghị quyết cho phép thí điểm sử dụng nguồn kinh phí chi thường xuyên đối với một số dự án trong trường hợp cần thiết.
Có thể bạn quan tâm