Thái Bình: Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn

MINH HUỆ 04/07/2023 01:19

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn là góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Thái Bình đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường sản xuất.

>>>Thái Bình: Cải thiện DDCI là động lực của sự phát triển

Từ những đề án ...

Trong 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thông (CNNT) trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các nguồn vốn khuyến công. Chương trình khuyến công đã thúc đẩy các doanh nghiệp ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất, kinh doanh, bảo tồn phát triển nghề truyền thống, bảo vệ môi trường..

Theo ông Nguyễn Văn Tiếp - Giám đốc Công ty cho biết: Được sự tạo điều kiện về thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất của chính quyền huyện Vũ Thư và xã Nguyên Xá, tôi đã đầu tư mở rộng nhà xưởng và xây dựng showroom trưng bày, giới thiệu sản phẩm với tổng diện tích gần 4.000m2. Song song với duy trì sản xuất các mặt hàng như bàn, ghế, giường, tủ, đồ thờ, Công ty còn phát triển sang sản xuất đồ gỗ nội thất công trình, tranh gỗ. Chất lượng sản phẩm tốt, mẫu mã đẹp, được nhiều người tiêu dùng trong tỉnh và các tỉnh, thành phố như Hà Nội, Quảng Ninh, Nam Định... tin tưởng sử dụng nên bảo đảm việc làm ổn định người lao động

Dây chuyền khép kín sản xuất bánh phở khô, bánh đa khô tự động của Công ty TNHH Liên Hạnh được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn khuyến công (ảnh báo Thái Bình)

Dây chuyền khép kín sản xuất bánh phở khô, bánh đa khô tự động của Công ty TNHH Liên Hạnh được hỗ trợ đầu tư từ nguồn vốn khuyến công (ảnh báo Thái Bình)

Ông Đặng Quang Mạc, công nhân phụ trách bộ phận tự động hóa của Công ty cho biết: Doanh nghiệp đầu tư nhiều thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ sản xuất nên môi trường làm việc của công nhân được cải thiện rất nhiều, năng suất lao động tăng và thu nhập cũng nâng lên, bình quân đạt 7 -10 triệu đồng/người/tháng.

Theo ông Phạm Văn Tuấn - Phó Chủ tịch UBND xã Nguyên Xá: Không riêng doanh nghiệp Khởi Tiếp, hiện nay cụm công nghiệp có hơn 10 dự án đang hoạt động, giải quyết việc làm cho hơn 1000 lao động. Hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp, hộ sản xuất, kinh doanh trong cụm công nghiệp đã trở thành mô hình, động lực để người dân địa phương mạnh dạn đầu tư phát triển lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, đóng góp quan trọng cho phát triển kinh tế địa phương.

Với hàng loạt cơ chế như, Quy hoạch điểm công nghiệp làng nghề tạo quỹ đất cho người dân mở rộng quy mô sản xuất; phối hợp với các cấp, ngành chức năng dạy nghề cho lao động nông thôn. Tạo điều kiện thuận lợi về thủ tục hành chính, nhất là về tín chấp, thế chấp vay vốn để đầu tư; hỗ trợ quảng bá, xúc tiến thương mại. Bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ổn định, địa phương đã tạo ra môi trường đầu tư sản xuất, kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân, Văn Tuấn nói.

Theo Sở Công thương: Thời gian qua, tỉnh Thái Bình đã thực hiện gần 60 đề án khuyến công về hỗ trợ đào tạo lao động, nâng cao tay nghề cho gần 6000 người, tập huấn nâng cao tay nghề vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa máy nông nghiệp cho hơn 4000 lao động, đào tạo lao động ngành nghề khác cho gần 1000 lao động.

Tỉnh cũng hỗ trợ tư vấn, tập huấn đào tạo, tổ chức các hội thảo, diễn đàn, tham quan khảo sát học tập kinh nghiệm trong nước và nước ngoài để nâng cao năng lực quản lý DN, hỗ trợ đào tạo khởi nghiệp, thành lập doanh nghiệp, tìm kiếm mở rộng thị trường tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn cho các cơ sở, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn là góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Thái Bình đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường sản xuất (ảnh minh họa)

Xác định phát triển công nghiệp nông thôn là góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Những năm qua, Thái Bình đã hỗ trợ người dân, doanh nghiệp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường sản xuất (ảnh minh họa)

Cụ thể, tỉnh đã thực hiện nhiều đề án cho việc tổ chức các lớp đào tạo nâng cao năng lực quản lý, điều hành tại các cơ sở công nghiệp nông thôn (CNNT) cho gần 4000 lao động. Thông qua đề án, các học viên được nâng cao kiến thức cơ bản qua các nội dung chuyên đề đào tạo, nắm vững thủ tục pháp lý thành lập DN, củng cố năng lực quản lý, điều hành doanh nghiệp, nâng cao phương thức quản trị marketing, mở rộng thị trường, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ...

... đến tạo cú hích

Công ty TNHH Liên Hạnh (cụm công nghiệp thị trấn Vũ Thư, huyện Vũ Thư) chuyên chế biến lúa gạo và sản xuất bún tươi, bún, phở khô, phở ăn liền với thương hiệu ViOne. Được sự hỗ trợ của Sở Công Thương từ chương trình khuyến công quốc gia, Công ty đã đầu tư hơn 20 tỷ đồng trang bị máy bắn màu phục vụ chế biến gạo xuất khẩu và dây chuyền khép kín sản xuất bánh phở khô, bánh đa khô tự động. Nhờ máy móc, công nghệ sản xuất hiện đại nên chất lượng sản phẩm nâng lên, được thị trường trong và ngoài nước đánh giá cao. Mỗi năm, Công ty cung cấp ra thị trường gần 10.000 tấn gạo và hàng triệu sản phẩm bún tươi, phở ăn liền ViOne cho doanh thu gần 400 tỷ đồng. 

Ông Trần Hữu Hạnh, Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty cho biết: Bên cạnh hỗ trợ nguồn vốn đầu tư, chương trình khuyến công còn giúp chuyển giao khoa học kỹ thuật làm chủ máy móc, công nghệ, đào tạo tay nghề cho lao động; đây thực sự là nguồn tiếp sức quan trọng giúp doanh nghiệp vượt qua khó khăn, tự tin đổi mới, phát triển.

Không riêng Công ty TNHH Liên Hạnh, trong 10 năm qua, trên địa bàn tỉnh có 947 doanh nghiệp, cơ sở CNNT được thụ hưởng chính sách khuyến công với tổng kinh phí hỗ trợ gần 72 tỷ đồng từ nguồn khuyến công quốc gia và khuyến công địa phương. Các mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc hiện đại, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp đã giúp doanh nghiệp tăng năng suất, chất lượng sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường. 

Trong 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các nguồn vốn khuyến công.

Trong 10 năm qua, nhiều doanh nghiệp, cơ sở CNNT trên địa bàn tỉnh được tiếp cận các nguồn vốn khuyến công (ảnh báo Thái Bình)

Ông Ngô Quang Văn - Giám đốc Công ty Cổ phần Cơ khí Thiên Văn (huyện Thái Thụy) cho biết: Mặc dù sản phẩm vành xe máy, xe đạp của Thiên Văn mới ra đời nhưng đã nhanh chóng thâm nhập thị trường, chiếm lĩnh được niềm tin của đối tác khách hàng và người tiêu dùng nhờ mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý. Có được điều đó là nhờ chúng tôi đã đầu tư hiện đại hóa dây chuyền sản xuất với sự hỗ trợ thiết thực từ chương trình khuyến công.

Nhằm giúp các doanh nghiệp, cơ sở CNNT phát triển và hội nhập, những năm qua, Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp (Sở Công Thương) đã tập trung hỗ trợ đào tạo nghề, truyền nghề và nâng cao tay nghề cho người lao động. Đã có 15.520 lao động nông thôn được đào tạo nghề may công nghiệp, bảo dưỡng, sửa chữa, vận hành máy nông nghiệp... Đặc biệt, Trung tâm còn hỗ trợ phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu và nâng cao năng lực quản lý cho các cơ sở CNNT. 

Bà Trần Thị Diễn - Phó Giám đốc phụ trách Trung tâm Khuyến công - Tư vấn phát triển công nghiệp cho biết: Từ năm 2012 - 2022, chúng tôi đã tổ chức đào tạo nâng cao năng lực quản lý, khởi sự doanh nghiệp, tổ chức sản xuất, tăng cường khả năng kinh doanh cho 3.593 cán bộ quản lý, lãnh đạo các doanh nghiệp, cơ sở, hợp tác xã sản xuất CNNT. Sau đào tạo, các doanh nhân đã nâng cao nhận thức pháp luật, xây dựng được ý tưởng, lập kế hoạch kinh doanh, phân tích khách hàng tiềm năng, đối thủ cạnh tranh, kế hoạch marketing, chuẩn hóa quy trình sản xuất tạo ra đột phá phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, Trung tâm còn tổ chức tập huấn cho các cơ sở CNNT về an toàn điện; an toàn thực phẩm; quy trình thực hiện sản xuất sạch hơn trong công nghiệp, làng nghề với tổng kinh phí hơn 10 tỷ đồng.

Nhìn lại hơn 10 năm thực hiện chương trình khuyến công, ông Trần Ngọc Phúc, Phó Giám đốc Sở Công Thương khẳng định: Từ nguồn “vốn mồi” của nhà nước được đầu tư, hỗ trợ đúng đối tượng, đúng nội dung và được giám sát chặt chẽ đã thu hút được nguồn lực lớn từ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh đầu tư cho phát triển khu vực CNNT. Trong tổng số gần 382 tỷ đồng được huy động để thực hiện 466 chương trình, đề án khuyến công thì kinh phí đối ứng của các doanh nghiệp, cơ sở CNNT gần 310 tỷ đồng.

Doanh nghiệp tư nhân Điện cơ Thiên Thuận đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. (ảnh báo Thái Bình)

Doanh nghiệp tư nhân Điện cơ Thiên Thuận đầu tư hệ thống máy móc hiện đại phục vụ sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao. (ảnh báo Thái Bình)

Đây là nguồn lực đáng kể đầu tư phát triển CNNT, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, lao động theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giảm nghèo bền vững và xây dựng nông thôn mới nâng cao tại các địa phương.

Với mục tiêu tiếp tục phát huy hiệu quả công tác khuyến công giai đoạn 2020 – 2025, Sở Công Thương Thái Bình đề ra phương hướng, xây dựng mục tiêu và giải pháp thực hiện hoạt động khuyến công địa phương.

Từ đó, tỉnh sẽ triển khai thực hiện việc khuyến khích, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên, nguyên liệu, bảo vệ môi trường. Phát triển công nghiệp nông thôn gắn kết với chiến lược tổng thể phát triển công nghiệp; giữa ngành công nghiệp với các ngành kinh tế khác. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nâng cao năng lực cạnh tranh, thực hiện có hiệu quả lộ trình hội nhập kinh tế quốc tế.

Có thể bạn quan tâm

  • Mastercard hợp tác cùng tập đoàn LUBUDS ra mắt nhà hàng đầu tiên tại châu Á - Thái Bình Dương

    Mastercard hợp tác cùng tập đoàn LUBUDS ra mắt nhà hàng đầu tiên tại châu Á - Thái Bình Dương

    14:37, 30/06/2023

  • Thái Bình: Nỗ lực tăng thu ngân sách

    Thái Bình: Nỗ lực tăng thu ngân sách

    09:46, 30/06/2023

  • Tín hiệu tích cực cho môi trường thu hút đầu tư của Thái Bình

    Tín hiệu tích cực cho môi trường thu hút đầu tư của Thái Bình

    11:32, 29/06/2023

MINH HUỆ