Thái Bình: “Thiếu hụt" nguồn cung vật liệu san lấp
Hiện nay, việc thiếu hụt nghiêm trọng nguồn cung vật liệu san lấp đã khiến cho nhiều công trình dự án trọng điểm ở Thái Bình thi công cầm chừng, đứng trước nguy cơ chậm trễ tiến độ đề ra.
>>>Thái Bình: Hỗ trợ phát triển công nghiệp nông thôn
Tình trạng nguồn cung vật liệu san lấp khan hiếm, đặc biệt là cát trong thời gian qua đã ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện các công trình ở Thái Bình, các nhà thầu gặp rất nhiều khó khăn. Phần lớn các nhà thầu phải xoay xở tìm cách khắc phục và đối mặt với nhiều rủi ro, thiệt hại về kinh tế.
Theo ban quản lý Dự án đầu tư xây dựng đường vành đai phía Nam TP Thái Bình, đoạn từ cầu Ngang S1 đến đường Chu Văn An kéo dài: Đây là dự án giao thông trọng điểm của tỉnh. Dự án, được khởi công từ tháng 5/2022 với tổng mức đầu tư hơn 1000 tỷ đồng. Sau hơn 1 năm triển khai hiện đơn vị thi công đang thi công các hạng mục cầu cống và cấu kiện đúc sẵn, thi công đào đắp nền đường và trải vải kỹ thuật, thi công cọc cát. Xử lý vào các vùng đất yếu vào các vị trí đã giải phóng mặt bằng đạt khoảng 80% khổi lượng dự án. Đến nay giá trị giải ngân dự án đạt trên 200 tỷ đồng. Trong đó giá trí xây lắp đạt giá trị trên 160 tỷ đồng. Tuy nhiên, chủ đầu tư dự án đang gặp rất nhiều khó khăn do bị đội vốn lớn vì gia vật liệu tăng cao.
Theo ông Vũ Ngọc Tuyến – TGĐ Công ty Cổ phần Đầu tư xuất nhập khẩu Thăng Long: Chưa khi nào giá trị vật liệu san lấp khó khăn như hiện nay. Giá cả hiện nay tăng rất lớn, có những vật liệu tăng gấp đôi, doanh nghiệp đã liên hệ với tất cả các nhà cung cấp. Các công ty cung cấp đảm bảo cung cấp cho dự án đảm bảo tiến độ, đảm bảo thời gian.
Tương tự, nhiều công trình giao thông trên địa bàn tỉnh Thái Bình cũng đang rơi vào tình trạng thiếu hụt nguồn đất san lấp, ảnh hưởng đến tiến độ thi công dự án.
Theo Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bộ ven biển, hiện nay tình trạng khan hiếm vật liệu nhất là đất, cát phục vụ công trình xây dựng, đặc biệt là công trình giao thông rất lớn. Tuy nhiên nguồn cung không đáp ứng cầu, khiến cho việc thi công không đảm bảo tiến độ.
Ông Vũ Văn Toản – Chỉ huy trưởng công trường tuyến đường bộ ven biển: Hiện nay do nguồn cung vật liệu giá tăng cao, nên có nhiều thời điểm dự án phải thi công cầm chừng vừa làm vừa chờ vật liệu. Thực tế này khiến độ thi công bị ảnh hưởng có nguy cơ chậm tiến độ. Toàn bộ khối lượng vật liệu san lấp của doanh nghiệp là trên 30 khối. Tuy nhiên do nguồn cung khan hiếm của vật liệu rất khó khăn, dẫn đến tình trạng không có vật liệu để cấp cho công trình. Hiện tại dự án mới có 2 triệu khối, còn thiếu 1 triệu khối nữa. Theo ông Toản, đề nghị các cấp ban ngành, chính quyền và tỉnh hỗ trợ cho công ty, cho dự án để làm sao giải quyết được nguồn cung vật liệu về cho công trình, để cho công trình ven biển được hoàn thành đúng tiến độ.
Ngoài vấn đề của vật liệu san lấp, nhà thầu còn phải đối mặt với tình trạng với nhiều loại vật liệu chính biến động tăng như: thép các loại, xi măng, nhựa đường, cốt lượng đá, bê tông xi măng, bê tông nhựa, cát vàng sản xuất bê tông xi măng. Nguyên nhân xuất phát từ tình trạng giá nhiên liệu, nguyên liệu đầu vào tăng cao và tình trạng khan hiếm nguồn cung các loại.
Ông Hoàng Đình Hiếu – Công ty xây dựng Xuân Quang: Từ lúc triển khai dự án đến nay các đơn vị thi công cũng không thể lường trước hết được giá của vật liệu như hiện nay, trong đó tập chung chính là cực kỳ khan hiếm. Cũng theo ông Hiếu, chưa bao giờ nguyên vật liệu lại khó khăn như thế này, giá cả biến động rất cao so với công bố giá của thành phố cho nên so với giá dự thầu của đơn vị thi công đang lỗ rất nghiêm trọng. Hiện nay các đơn vị phải tập kết cát từ Hà Nội, Hòa Bình và các tỉnh miền Bắc về với cự ly vận chuyển rất xa, dẫn đến giá thành rất cao, gây rất nhiều khó khăn cho nhà thầu.
Phương cách nào giải “khát”
Ông Vũ Văn Toản, chỉ huy thi công tuyến đường bộ ven biển cho biết: Thời điểm lập dự toán đầu năm 2020, các loại vật tư chính của dự án đang ở mặt bằng giá thấp (giá thép xây dựng khoảng 12.000 đồng/kg; giá cát đen khoảng 85.000 đồng/m3; giá dầu diezen khoảng 12.500 đồng/lít). Tuy nhiên, với mức giá hiện nay khiến chi phí công trình đang bị đẩy lên khoảng 20 - 30%.
Thiếu vật liệu xây dựng, giá cả tăng đột biến khiến các nhà thầu đối mặt với nguy cơ phải bù lỗ khi thực hiện công trình. Thời gian thực hiện dự án kéo dài kéo theo hàng loạt chi phí khác như: nhân công, quản lý dự án, chi phí cơ hội...
Để khắc phục việc thiếu vật liệu san lấp trong quá trình thi công dự án, các nhà thầu phải tăng cường tối đa các mũi thi công khi có vật liệu, điều chỉnh biện pháp thi công, chuyển vật liệu gia tải từ cát sang cấp phối đá dăm, tận dụng đất thừa…Đồng thời, do tập trung nguồn lực, chủ động đặt hàng trước các nguồn vật liệu nên đã tiết kiệm được chi phí.
Qua tìm hiểu được biết, trước những khó khăn do việc khan hiếm nguồn vật liệu gây ra, tỉnh Thái Bình đã chỉ đạo các cơ quan chức năng kiểm tra, rà soát, đánh giá nhu cầu nguồn vật liệu xây dựng thông thường phục vụ các dự án.
Tuy nhiên, đó cũng chỉ là giải pháp tạm thời. Về lâu dài rất cần sự can thiệp và điều hành từ các cơ quan chức năng để ưu tiên việc khai thác nguồn cát san lấp cho các dự án, công trình giao thông trọng điểm. Trong các cuộc họp tháo gỡ khó khăn cho các công trình, dự án, các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã yêu cầu các sở, ngành chức năng, nhất là Sở Tài nguyên và Môi trường cần tham mưu cho tỉnh để bổ sung quy hoạch về kế hoạch sử dụng đất, rà soát các mỏ cát vật liệu xây dựng nhằm chủ động nguồn cung vật liệu san lấp phục vụ thi công dự án; Sở Xây dựng cần điều hành công bố giá các loại vật liệu xây dựng cần kịp thời và sát với giá thị trường hơn.
Tuy nhiên về lâu dài các nhà thầu mong muốn các cơ quan chức năng can thiệp và điều hành. Trong đó, ưu tiên việc khai thác nguồn cát san lấp cho các dự án công trình giao thông trọng điểm. Đồng thời kiến nghị Chính phủ có giải pháp vĩ mô nhằm ổn định thị trường và đảm bảo nguôn cung vật liệu xây dựng để đáp ứng nhu cầu hiện nay.
Có thể bạn quan tâm