Quảng Ninh: Xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp mở rộng thị trường
Quảng Ninh hiện đang tập trung cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, chú trọng hỗ trợ tiếp cận tín dụng, công nghệ, khởi nghiệp, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý cho doanh nghiệp…
>>>Hải Phòng - Quảng Ninh: Đẩy nhanh tiến độ công trình giao thông kết nối
Nhu cầu được hỗ trợ
Theo lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh cho biết, tính đến hết tháng 6/2023, toàn tỉnh Quảng Ninh ước có 1.360 doanh nghiệp thành lập mới, đạt 68% kế hoạch, với số vốn đăng ký đạt 12.556 tỷ đồng, tương đương so cùng kỳ; có 592 doanh nghiệp hoạt động trở lại. Tuy nhiên, cũng trong 6 tháng đầu năm, toàn tỉnh có 1.272 doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng và 280 doanh nghiệp giải thể.
Thực tế, do tác động của bối cảnh thế giới và hậu quả nặng nề của dịch bệnh COVID-19, biến đổi khí hậu, hiện nay doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh đang gặp rất nhiều khó khăn, tình hình sản xuất kinh doanh suy giảm.
Trước đó, qua kết quả khảo sát DDCI năm 2022 của tỉnh Quảng Ninh, nhiều doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh cho rằng đang gặp khó khăn và có nhu cầu được hỗ trợ.
>>>Quảng Ninh: Tạo ra sự đổi mới căn bản trong thu hút đầu tư
Theo đó, kết quả khảo sát phản ánh khó khăn trên tổng thể cho thấy, các doanh nghiệp phản ánh rất khó khăn về tuyển dụng lao động, tiếp cận vay vốn, tìm kiếm đối tác kinh doanh và mở rộng thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu, phát triển hệ thống kênh phân phối truyền thống... Những vấn đề mà nhiều doanh nghiệp tỉnh Quảng Ninh mong muốn và có nhu cầu cần được chính quyền hỗ trợ gồm: tìm kiếm đối tác kinh doanh, xây dựng và phát triển thương hiệu, tiếp cận vốn vay, đào tạo nguồn nhân lực theo yêu cầu, quản lý chất lượng, phát triển kênh phân phối và ứng dụng thương mại điện tử.
Những khó khăn và nhu cầu được hỗ trợ của doanh nghiệp được tập trung chủ yếu vào nhóm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến, chế tạo, xây dựng, vận tải kho bãi và ở hầu hết nhóm các doanh nghiệp siêu nhỏ (dưới 10 lao động).
Mới đây, tại hội nghị tiếp xúc cử tri chuyên đề với đại diện doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, đại diện các doanh nghiệp, HTX và hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh cho biết, phía các doanh nghiệp mong muốn thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm, giải quyết một số vấn đề liên quan thủ tục giao cho thuê mặt nước nuôi trồng thuỷ sản để các HTX, hộ kinh doanh ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, kiến nghị các nội dung liên quan đến tình trạng thiếu nguồn đất sét phục vụ cho sản xuất của một số nhà máy sản xuất gạch ngói tại thị xã Đông Triều, sửa đổi Nghị quyết 16 của Tỉnh ủy theo hướng doanh nghiệp được tiếp cập với nguồn bã sàng thải của các nhà máy sàng tuyển than; thành lập quỹ hỗ trợ phát triển HTX của tỉnh, hỗ trợ doanh nghiệp, HTX trong việc tiếp cận vốn vay ngân hàn.
Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên địa bàn cũng mong muốn thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục quan tâm đến, giải quyết một số vấn đề liên quan đến hoạt động du lịch như bảo vệ môi trường biển; chuyển đổi số cho người dân, HTX, doanh nghiệp hoạt động du lịch trên Vịnh Hạ Long…
Theo đại diện HTX Nuôi trồng thuỷ sản Rồng Biển, TP Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh, về việc quy hoạch, phía HTX kính đề nghị UBND tỉnh Quảng Ninh, UBND TP Hạ Long cùng các sở, ban, ngành có liên quan đến việc khai thác, nuôi trồng thuỷ sản tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn những thủ tục xin cấp phép và thuê mặt nước trong nuôi trồng thuỷ sản sớm nhất có thể.
Xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ
Tỉnh Quảng Ninh hiện có trên 10.000 doanh nghiệp, hơn 400 HTX và hơn 32.000 hộ kinh doanh đang hoạt động, đóng góp tích cực vào ngân sách nhà nước. Mục tiêu tỉnh Quảng Ninh đặt ra trong năm 2023 là phát triển mới trên 2.100 doanh nghiệp. Để thực hiện mục tiêu này, tỉnh Quảng Ninh cũng đã tập trung nhiều giải pháp đồng hành, hỗ trợ phát triển doanh nghiệp.
Trong đó, UBND tỉnh Quảng Ninh đã chỉ đạo, giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương, Hiệp hội Doanh nghiệp tỉnh, Liên minh HTX tỉnh nghiên cứu, rà soát, tham mưu, đề xuất UBND tỉnh trình HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết “Về một số giải pháp trọng tâm hỗ trợ doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh nâng cao hiệu quả hoạt động và phát triển bền vững gắn với chuyển đổi số đến năm 2025”. Nếu Nghị quyết được thông qua, các doanh nghiệp, HTX, hộ kinh doanh sẽ có thêm sự hỗ trợ để phục hồi nhanh, ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, phát triển bền vững…
Trước đó, địa phương này cũng đã về phát triển doanh nghiệp năm 2023. Theo đó, tỉnh Quảng Ninh tập trung cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, chú trọng hỗ trợ tiếp cận tín dụng, hỗ trợ kê khai thuế, kế toán, công nghệ, khởi nghiệp, mở rộng thị trường, thông tin, tư vấn và pháp lý cho doanh nghiệp. Đồng thời, hỗ trợ phát triển nguồn nhân lực, hỗ trợ doanh nghiệp vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh; hỗ trợ tham gia liên kết ngành, chuỗi giá trị…
Ông Nguyễn Xuân Ký – Bí thư Tỉnh uỷ Quảng Ninh cho biết, thời gian tới, tỉnh Quảng Ninh sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện công tác quản lý nhà nước trong tất cả các lĩnh vực với mục tiêu phục vụ người dân, doanh nghiệp tốt hơn. Trong đó, tỉnh sẽ tập trung thực hiện một số giải pháp nhằm công khai, minh bạch thông tin trong tiếp cận đất đai, thị trường, quy hoạch; đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát. Đồng thời, quyết liệt trong hành động, dám nghĩ, dám làm, dám đột phá, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung nhằm hướng tới xây dựng một môi trường đầu tư, kinh doanh bình đẳng, thuận lợi cho cộng đồng doanh nghiệp cùng phát triển.
Có thể bạn quan tâm