Thái Bình làm “cách mạng” vận tải thuỷ

LAN VŨ 05/08/2023 08:12

Thái Bình phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển xanh, sạch, hiện đại, đồng bộ, đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

>>>Khơi thông hệ thống cảng biển Nghệ An

>>>Cảng biển và logistics: Một trong 4 trụ cột mới của Bà Rịa-Vũng Tàu

Từ quy hoạch cảng biển

UBND tỉnh Thái Bình vừa tổ chức báo cáo về quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước, cảng biển Thái Bình, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Theo đó, phạm vi quy hoạch sẽ bao gồm toàn bộ vùng đất và vùng nước tại các khu bến cảng Diêm Điền, Trà Lý, Ba Lạt. Các bến phao, khu neo chuyển tải, chờ đợi cầu và các khu neo đậu tránh, trú bão. Vùng nước cho các công trình hạ tầng hàng hải công cộng, luồng tàu, vùng đón trả hoa tiêu, kiểm dịch và các công trình phục vụ quản lý nhà nước. Tổng diện tích lập quy hoạch đến năm 2030 là hơn 25.360ha. Trong đó, diện tích quy hoạch vùng đất cảng biển là khoảng 66ha, diện tích quy hoạch vùng nước cảng biển trên 650ha, diện tích vùng đất, vùng nước khác khoảng trên 24.600 ha.

Cảng Diêm Điền

Cảng Diêm Điền

Theo quy hoạch, trong thời gian tới tỉnh Thái Bình sẽ tập trung đầu tư xây dựng một số bến cảng quan trọng tại khu vực Diêm Điền, Ba Lạt… qua đó góp phần xây dựng, phát triển Khu kinh tế Thái Bình. Trong đó, nhấn mạnh, phát triển hệ thống cảng biển Thái Bình có sức cạnh tranh cao, dịch vụ đa dạng, hiện đại. Góp phần vào sự phát triển và tăng trưởng kinh tế của tỉnh trong giai đoạn tới.

Được biết, quy hoạch cảng biển Thái Bình sẽ nhắm đến mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng cảng biển xanh, sạch, hiện đại, đồng bộ. Đồng thời, đáp ứng hiệu quả nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh, bảo vệ môi trường, thích ứng với biến đổi khí hậu và nước biển dâng.

Ông Nguyễn Khắc Thận – Chủ tịch UBND tỉnh Thái Bình nhấn mạnh, quy hoạch phát triển vùng đất, vùng nước, cảng biển Thái Bình có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự phát triển của tỉnh trong giai đoạn hiện nay, đặc biệt là quy hoạch phát triển cảng biển.

Để thúc đẩy phát triển hệ thống đường thủy, UBND tỉnh Thái Bình cũng đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tạo điều kiện hỗ trợ tỉnh Thái Bình trong hoạch định chính sách phát triển quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước, cảng biển Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050. Đồng thời đề nghị, Bộ Giao thông Vận tải chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam phối hợp với tỉnh trong quá trình triển khai dự án nạo vét luồng hàng hải Diêm Điền cũng như việc quản lý, khai thác và duy tu định kỳ sau khi dự án hoàn thành, để bảo đảm an toàn hàng hải, bảo đảm luồng đã được đầu tư nạo vét và phát huy hiệu quả dự án.

Để tạo điều kiện theo đề xuất trên, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải - Nguyễn Xuân Sang yêu cầu Cục Hàng hải Việt Nam và tỉnh Thái Bình phối hợp chặt chẽ với đơn vị tư vấn đẩy nhanh tiến độ lập quy hoạch và nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn, bảo đảm cơ sở khoa học và cân nhắc tính thống nhất quy hoạch chi tiết.

Đến hệ thống đường thuỷ

>>>Kinh tế biển Quảng Ninh Kỳ II: Còn nhiều lực cản cảng biển

>>>Hàng loạt cảng biển được nâng cấp đón tàu lớn trong 2023

Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Nguyễn Xuân Sang cho biết, về cảng biển yêu cầu tỉnh Thái Bình sớm có đề nghị chính thức bằng văn bản để Bộ có căn cứ bổ sung luồng hàng hải Diêm Điền vào kế hoạch duy tu, nạo vét, bảo trì hàng năm của Bộ Giao thông Vận tải, phục vụ nhu cầu vận tải hàng hóa, tàu thuyền đánh bắt của ngư dân ra vào tuyến luồng cũng như bảo đảm an ninh, phòng thủ ven biển tại tỉnh Thái Bình. Đồng thời chỉ đạo Cục Hàng hải Việt Nam chủ động tham mưu cho Bộ việc bố trí nguồn vốn cũng như phối hợp với tỉnh Thái Bình trong quá trình triển khai dự án nạo vét luồng hàng hải Diêm Điền cũng như việc quản lý, khai thác và duy tu định kỳ sau khi dự án hoàn thành.

“Tỉnh Thái Bình cần chú trọng phát triển hơn hệ thống cảng cạn, hệ thống mạng lưới đường thủy nội địa. Trong đó, cần tăng cường hơn nữa công tác quản lý hạ tầng giao thông đường thủy nội địa” – ông Sang nhấn mạnh. 

trong thời gian tới tỉnh Thái Bình sẽ tập trung đầu tư xây dựng một số bến cảng quan trọng tại khu vực Diêm Điền, Ba Lạt

Trong thời gian tới tỉnh Thái Bình sẽ tập trung đầu tư xây dựng một số bến cảng quan trọng tại khu vực Diêm Điền, Ba Lạt...

Trên địa bàn tỉnh Thái Bình hiện có 5 tuyến đường thủy nội địa quốc gia với tổng chiều dài hơn 260km, 8 tuyến sông địa phương với tổng chiều dài gần 137km. Hệ thống các cảng thủy, bến thủy nội địa, bến khách ngang sông tập trung chủ yếu trên tuyến đường thủy nội địa, lợi dụng địa hình tự nhiên ven các tuyến sông lớn. Việc phân bố đa dạng của các tuyến đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh tạo ra nhiều cơ hội để phát triển mạnh về giao thông vận tải, góp phần kéo giảm áp lực cho hoạt động vận tải đường bộ.

Trong tháng 6/2023, lực lượng liên ngành đã tiến hành kiểm tra giấy phép hoạt động bến thủy nội địa, các bến, bãi tập kết, kinh doanh vật liệu xây dựng, điều kiện an toàn của các thiết bị, công trình trong khu vực cảng, bến. Kiểm tra trật tự an toàn tại khu vực cảng, bến thủy nội địa tại các huyện, thành phố trong tỉnh Thái Bình…

Kết quả cho thấy, trong gần 1 tháng triển khai, kết quả kiểm tra 78 bến hàng hóa chỉ có 15 bến còn hạn hoạt động, 41 bến được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận, cấp giấy phép hoạt động nhưng hết thời hạn hoạt động, 22 bến chưa được cấp phép. Kiểm tra 76 bến khách ngang sông trên địa bàn tỉnh, trong đó 60 bến trên các tuyến sông do Cục Đường thủy nội địa quản lý, 16 bến trên các sông nội đồng. Nhìn chung các bến khách ngang sông trên các tuyến sông trung ương quản lý đều chấp hành các quy định về vận tải hành khách song nhiều bến rất vắng khách do hệ thống giao thông đường bộ phát triển. Các bến sông nội đồng chủ yếu phục vụ người lao động, nhiều bến dùng tời kéo, chèo tay nên rất dễ phát sinh mất ATGT.

Theo ông Nguyễn Văn Dinh, cán bộ Cảng vụ Đường thủy nội địa khu vực II tại Thái Bình, các bến thủy nội địa chưa được cấp phép chủ yếu do gặp khó khăn trong việc làm thủ tục xin cấp giấy phép mở bến có nguyên nhân chính là chưa làm được thủ tục thuê đất theo quy định hiện hành và một số bến bãi không thuộc trong quy hoạch bến bãi trung chuyển, kinh doanh cát và vật liệu xây dựng ven sông trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

Có thể bạn quan tâm

  • Doanh nghiệp logistics và cảng biển lên tiếng

    Doanh nghiệp logistics và cảng biển lên tiếng "gỡ khó" về PCCC

    08:15, 21/07/2023

  • Thiếu đồng bộ trong chuyển đổi số cảng biển

    Thiếu đồng bộ trong chuyển đổi số cảng biển

    00:02, 19/07/2023

  • Khơi thông hệ thống cảng biển Nghệ An

    Khơi thông hệ thống cảng biển Nghệ An

    15:57, 01/07/2023

  • Doanh nghiệp cảng biển thích ứng để vượt bão

    Doanh nghiệp cảng biển thích ứng để vượt bão

    09:56, 14/06/2023

LAN VŨ