Robomart tham vọng gì ở... xe bán thuốc

QUÂN BẢO 24/12/2020 05:08

Không chỉ có rau của quả, đồ tạp hóa, mới đây Robomart lại tung ra tiếp một thử nghiệm xe bán thuốc.

Sau khi gọi Uber, Grab điều xe tới đón, gọi Food, DoorDash mang đồ ăn tới nhà, giờ đây người dùng có thể gọi Robomart mang cả tiệm tạp hóa tới nhà để mua sắm.

Mọi tiến bộ trong ngành tạp hóa đều tập trung vào một mục tiêu quan trọng - tìm cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng với giá rẻ và hiệu quả nhất có thể.

Chứng kiến sự mở rộng vũ bão của các siêu thị, điển hình là Amazon mua lại Whole Foods, Aldi dự kiến chi hàng tỷ đô la để mở 2.500 cửa hàng vào cuối năm 2023, hay Walmart mở rộng sang lĩnh vực thương mại điện tử và giao hàng tạp hóa trực tuyến, Ali Ahmed, một doanh nhân sống ở California, đã thực sự kinh ngạc và lo lắng.

Tuy nhiên, ông cũng nhìn ra được cơ hội của mình chính trong sự trỗi dậy ấy. Tuy các siêu thị có nhiều điểm mua sắm, nhưng người tiêu dùng vẫn phải đến đó. Nếu mua hàng qua mạng thì các bà nội trợ lại không được đích thân chọn được đồ ăn, rau củ quả như ý. Chính vì thế, Robomart ra đời.

Với Robomart, người tiêu dùng chỉ cần vài thao tác trên điện thoại. Một chiếc xe chở đầy hàng hóa tươi sẽ đến tận cửa nhà để cho người dùng tự tay chọn lựa và mua sắm.

Không chỉ có rau của quả, đồ tạp hóa, mới đây Robomart lại tung ra tiếp một thử nghiệm xe bán thuốc (bán từ thuốc hạ sốt cho tới khẩu trang) ở khu vực Tây Hollywood.

Mô hình kinh doanh mới này nhanh chong thu hút được sự chú ý bởi những tiện lợi:

  • Không cần đặt lịch: Bạn có thể gọi Robomart bất kỳ lúc nào bạn muốn.
  • Không cần lên mạng xem hình: Trực tiếp mua sắm ngay cửa nhà.
  • Không qua trung gian: Chọn ngay món hàng của bạn không cần thông qua bên thứ 3.

Tương tự như Amazon Go, các sản phẩm của Robomart đều được gắn chip RFID, toàn bộ quy trình đều không cần qua giao tiếp và được tính phí tự động bằng thẻ tín dụng. Điều này càng góp phần chứng tỏ tính phù hợp và thích ứng của Robomart trước tình hình đại dịch Covid-19 vẫn còn chưa có dấu hiệu suy giảm.

Robomart thực ra không phải là công ty sáng tạo từ đầu ra mô hình kinh doanh này. Chuỗi Moby Mart của Trung Quốc cũng đã từng khai trương một cửa hàng lưu động tương tự đầy tham vọng tại quốc gia tỷ dân.

Người sáng lập của Moby Mart thậm chí từng dự đoán với tờ Insider Trends rằng: “Trong 20 năm nữa, có lẽ chỉ 1% chuỗi cửa hàng tạp hóa đang hoạt động trên thế giới còn tồn tại.”

Mô hình gọi xe, gọi đồ ăn đều đã thành công và đứng vững trong xã hội rồi. Chúng ta sẽ chờ xem kết quả của mô hình gọi tạp hóa này thế nào.

Có thể bạn quan tâm

  • Tham vọng của DoorDash khi IPO

    Tham vọng của DoorDash khi IPO

    05:08, 17/11/2020

  • Coi chừng “đế chế” Grab!

    Coi chừng “đế chế” Grab!

    20:06, 22/12/2020

  • "Mối quan hệ giữa Grab và người lao động là mối quan hệ hợp tác-kinh doanh"

    01:49, 23/12/2020

QUÂN BẢO