OCA: “Chìa khóa” xây dựng năng lực cạnh tranh
Đánh giá năng lực tổ chức (OCA) được coi là “chìa khóa” giúp các doanh nghiệp nâng cao năng lực hoạt động và cạnh tranh.
Đây là cơ sở quan trọng giúp các doanh nghiệp ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Năng lực hấp thụ chính sách thấp
Năm 2020, nền kinh tế toàn cầu chịu tác động nghiêm trọng của đại dịch COVID-19. Trước những tác động bất lợi của môi trường hoạt động, một số nhân tố mới xuất hiện đã làm thay đổi cách thức kinh doanh vốn được coi là quen thuộc cho đến nay.
Lối tư duy quen thuộc dựa vào quy mô và tiềm lực tài chính được thay bằng độ nhạy bén hay tốc độ; lối tư duy vụ lợi của phương thức kinh doanh truyền thống được điều chỉnh hoặc thay thế bằng phương thức kinh doanh bền vững hay kinh doanh có trách nhiệm.
Hỗ trợ cho doanh nghiệp vượt qua thử thách và phát triển, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách và dành nhiều nguồn lực quý báu. Tuy nhiên, để sự hỗ trợ của Chính phủ phát huy hiệu lực, năng lực hấp thụ chính sách và nguồn lực của doanh nghiệp là yếu tố quyết định.
Theo một nghiên cứu của Viện INBUS đối với gần 200 doanh nghiệp thuộc Đồng bằng Sông Hồng trong năm 2019, chỉ số năng lực hấp thụ chính sách ở các doanh nghiệp này là tương đối thấp; các doanh nghiệp được khảo sát, đánh giá tác động của sự hỗ trợ từ môi trường kinh doanh là “không ảnh hưởng” dù đã được cải thiện.
Vấn đề này đặt ra những thách thức không chỉ đối với những nhà hoạch định vĩ mô phải nâng cao hiệu lực chính sách, mà còn đối với cả doanh nghiệp trong việc nâng cao năng lực hoạt động để hấp thụ tốt các yếu tố trong môi trường hoạt động.
Công cụ hữu hiệu
Mặc dù OCA không phải là vấn đề mới, nhưng sự xuất hiện OCA vẫn thể hiện cách tư duy mới bởi những đặc điểm sau: thống nhất và tiêu chuẩn hóa việc đánh giá; đảm bảo nguồn thông tin có độ tin cậy cao nhờ tính hệ thống, khách quan và độ xác thực của thông tin cung cấp; coi trọng lợi ích và vai trò trung tâm của người được đánh giá (tổ chức, doanh nghiệp); chia sẻ nguồn thông tin về năng lực doanh nghiệp; tăng cường tính hiệu quả của việc đánh giá.
Vì vậy, OCA được sử dụng như một công cụ được thiết kế để các tổ chức tài trợ và bản thân doanh nghiệp có thể đánh giá về năng lực hoạt động tác nghiệp hay “sức khỏe doanh nghiệp” trước khi đưa ra quyết định tài trợ, sử dụng hay hỗ trợ nâng cao năng lực doanh nghiệp.
Ở Việt Nam, OCA là khái niệm hầu như chưa xuất hiện trong hệ thống thuật ngữ chuyên môn. Trong thực tế, đánh giá năng lực là công việc đầy thách thức được áp dụng khá thường xuyên ở các tổ chức, cá nhân như nhà đầu tư, tổ chức đối tác, người quản lý tổ chức/doanh nghiệp. Phương pháp đánh giá khác nhau và ra quyết định dựa trên những kết quả đánh giá khác nhau thường dẫn đến những quyết định, hành động khác nhau; hệ quả là, kết quả thu được thường không như mong đợi.
Sử dụng OCA có thể mang lại một nền tảng chung về năng lực tổ chức/doanh nghiệp cho tất cả các bên hữu quan như doanh nghiệp/đối tác, cơ quan nghiên cứu/hoạch định chính sách, tư vấn/trợ giúp doanh nghiệp phát triển.
Đối với doanh nghiệp, OCA có thể mang lại những lợi ích rất cụ thể, như có một thước đo tiêu chuẩn, cơ bản, thống nhất có thể sử dụng chung cho nhiều đối tượng; dễ dàng tiêu chuẩn hóa và điều chỉnh theo các chuẩn mực quốc tế để hội nhập.
Việc tự đánh giá của doanh nghiệp, theo OCA không chỉ cung cấp những thông tin xác thực, hệ thống cho các nhà hoạch định/đối tác/nhà đầu tư, mà còn là căn cứ để thiết lập hồ sơ sức khỏe của doanh nghiệp. Kết quả đánh giá có thể phục vụ cho việc lập kế hoạch cải thiện, kiểm soát năng lực và việc nâng cao năng lực hoạt động.
Có thể bạn quan tâm
Bốn giải pháp trọng tâm năm 2021 nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
10:34, 28/12/2020
Hải Phòng: Lấy ý kiến về Phương pháp luận và Bộ chỉ số năng lực cạnh tranh DDCI Hải Phòng
15:03, 17/12/2020
SABECO lọt Top Doanh nghiệp có năng lực cạnh tranh tốt nhất 03 năm liên tiếp
11:45, 15/12/2020
DIỄN ĐÀN TÀI CHÍNH TUẦN TỪ 7- 12/12: BCI - “Chìa khóa” nâng cao năng lực cạnh tranh doanh nghiệp
11:30, 13/12/2020