Bài học kinh doanh từ các bộ phim "bom tấn" (Kỳ2): 3 điều thú vị của Catch Me If You Can
Một bộ phim về hành trình lừa đảo của thiên tài giả mạo Abagnale ẩn chứa những bài học hết sức thú vị về kinh doanh.
Cứ giả vờ cho đến khi thành thật
Đây là một khẩu hiệu rất phổ biến trong giới kinh doanh, “Fake it ‘till you make it”. Trong phim, Abagnale giả mạo thông tin mình là một phi công. Dĩ nhiên lừa đảo không phải là thông điệp chính của bài học. Trong trường hợp này, sự tự tin để làm những việc giả mạo mới là điều cần quan tâm. Hay nói đơn giản hơn, chiến lược “cứ giả vờ cho đến khi đạt được kết quả” đang chỉ việc sống thật tự tin, mạnh mẽ, hành động như thể mọi thứ trong cuộc sống đều thành công.
Trong kinh doanh, sự giả vờ ở đây có thể là đôi chút thổi phồng về nghề nghiệp, thậm chí là sự giàu có hoặc kỹ năng. Dĩ nhiên là trong những trường hợp cần thiết.
Chẳng hạn, khi một nhân viên kinh doanh trình bày, giới thiệu sản phẩm, họ thường sẽ thêm một số lời nói dối nho nhỏ để khiến khách hàng quan tâm hơn. Hoặc họ sẽ đóng một vai gì đấy, chẳng hạn người đã có gia đình, người có thai,... để tìm được sự đồng cảm từ khách hàng.
Tuy nhiên cần chú ý là những lời nói dối này không được gây hại quá mức. Cũng giống như trong phim, Abagnale không có ý xấu về trò lừa đảo này, anh cũng không thiết kế nó để kiếm việc làm.
Mặc dù đúng là công việc này giúp anh ta lừa tiền dễ dàng hơn, tuy nhiên đừng quên mọi người dễ dàng tin tưởng và yêu thích anh ta vì chính bản thân anh ta, chứ không phải vì là một phi công. Hay nói cách khác, chính phong thái tự tin mặc dù đang lừa đảo của Abegnale chính là chìa khóa thành công.
Những người lao động, các doanh nhân cũng có thể áp dụng chiêu thức tương tự, dĩ nhiên cần đi kèm với đạo đức. Chẳng hạn họ có thể thể hiện bản thân mình ở một phiên bản khác hơn, “cao cấp” hơn, một phiên bản mà mọi người có thể tin tưởng. Rồi dần dần biến bản thân trở thành phiên bản cao cấp này.
Đừng tiêu hết tiền vô tội vạ
Trong phim, tốc độ tiêu tiền (bằng séc) của Abagnale nhanh đến nỗi khiến FBI đưa anh vào vào tầm ngắm. Chẳng ai biết được chuyện gì sẽ xảy ra nếu nhân vật này tiêu ít đi một chút. Tuy nhiên cuối cùng bài học ở đây vẫn là đừng tiêu hết tiền của mình, dù bản thân không làm điều gì bất hợp pháp.
Bài học này càng đặc biệt đúng đối với những người giàu lên nhanh chóng. Tiền bạc không phải lúc nào cũng vô hạn. Trên thực tế, người giàu không biết cách kiểm soát tài chính thường mắc nợ nhiều hơn người giàu vừa phải. Vậy nên đừng ngạc nhiên khi có nhiều khóa học kiểm soát tài chính thiết kế riêng dành cho người giàu.
Trong kinh doanh, bài học này càng quan trọng hơn. Đối với người kinh doanh, hãy đặt công ty lên hàng đầu; không được lẫn lộn giữa vốn kinh doanh và các khoản tiêu dùng khác. Ngoài ra, hãy học cách tiết kiệm trước khi tiêu tiền.
Rõ ràng, Catch Me If You Can không hướng dẫn cách tiết kiệm tiền chính xác. Tuy nhiên cần chú ý là sự tự tin và phong thái (từ bài học 1) còn quan trọng hơn sự giàu có thực tế. Tại sao lại không vận dụng bài học 1 để phát triển sự nghiệp của chính mình, trong khi vẫn có thể không tiêu tốn quá nhiều?
Mở rộng suy nghĩ
Không chỉ tận dụng cơ hội trước mặt, người kinh doanh còn phải biết tự tìm lấy cơ hội cho chính mình. Sẽ có một ngành nghề, một lĩnh vực nào đó để thành công. Nhưng nó không tự nhiên đến, mà đòi hỏi con người phải tìm kiếm.
Đó cũng chính là triết lý trong đoạn cuối của bộ phim. Sau khi bắt Abagnale, FBI đề nghị anh làm việc cho họ với hợp đồng dài 20 năm. Đổi lại anh ta sẽ được mãn hạn tù.
Thật khó để nói đây là cơ hội tự Abegnale tìm kiếm. Thế nhưng đây là một cơ hội rất nhỏ mà Abegnale tự tạo ra. Lý do đằng sau lời mời này của FBI là vì trước đó thần bịp Abegnale đã nhận ra một tấm séc giả mạo, từ đó chỉ ra một giao dịch viên dính líu.
Rõ ràng lúc sự việc xảy ra, Abegnale không cần phải vạch trần. Và Abegnale cũng chẳng nghĩ rằng làm như vậy sẽ đổi lấy công việc về sau. Nhưng Abegnale đã làm, và cuối cùng nhận được lời mời từ FBI.
Sau khi kết thúc hợp đồng với FBI, Abegnale trở thành một chuyên gia bảo mật ngân hàng, kiếm được hàng triệu USD mỗi năm.
Dĩ nhiên ở đây chẳng ai khuyên người kinh doanh phải phạm pháp để nổi tiếng cả. Cái họ cần là thực hiện mọi biện pháp (hợp pháp) để đưa tên tuổi doanh nghiệp ra ngoài thị trường. Doanh nghiệp không thể chỉ tồn tại dựa vào truyền miệng. Hãy tìm cơ hội, dù là nhỏ nhất, để thể hiện điểm mạnh của doanh nghiệp đến với công chúng.
Có thể nói Catch Me If You Can không phù hợp trong tiết Giáo dục công dân. Thế nhưng với tiết Kinh Doanh, bộ phim này vẫn có thể là một ví dụ thú vị về những chiến thuật độc đáo. Sự tự tin, đẳng cấp, khả năng kiểm soát tài chính và lòng quyết tâm sẽ giúp doanh nghiệp đạt được thành công như mong đợi.
Có thể bạn quan tâm