Bán lẻ bước qua đại dịch (Phần 2): Không bỏ qua khách hàng
Thương hiệu cần thể hiện tầm nhìn, quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững, mối liên kết với địa phương, v.v.. Từ đó, người mua sẽ có thêm lý do để ủng hộ.
Hãy tập trung vào những khách hàng đang tìm kiếm nơi mua sắm
Theo dữ liệu từ Google các tìm kiếm về “gần đây” liên tục tăng. Trong năm qua, số lượng tìm kiếm cụm từ “có sẵn gần đây” tăng gấp đôi. Tức là người mua sẽ sẵn sàng mua sắm ở bất kỳ đâu nếu thỏa mãn được nhu cầu của họ.
Từ đó, Google gợi ý một kế hoạch 5 bước cho các thương hiệu để đáp ứng nhu cầu của khách hàng như sau:
- Tạo nên trải nghiệm online hoàn hảo: Các thương hiệu nên tối ưu website để khách hàng có được trải nghiệm mua sắm hoặc tìm kiếm sản phẩm thật trơn tru. Để làm được điều này, bộ phận phát triển website có thể sử dụng các công cụ của Google như Grow My Store hoặc Test My Site.
- Thu hút người mua trên các thiết bị di động: Hiện nay có đến 53% người mua có nhu cầu mua sắm trực tuyến trên điện thoại. Vậy nên các thương hiệu cần tối đa hóa khả năng hiển thị trên điện thoại. Một số cách gợi ý: nhắm mục tiêu thiết bị di động khi chạy Google Ads, chạy các chiến dịch trên ứng dụng,...
- Chạy chiến dịch Google Shopping: Tận dụng cả quảng cáo danh sách sản phẩm lẫn đăng tải sản phẩm miễn phí trên Google Shopping để tối đa hóa các lượt hiển thị tự nhiên và hiển thị trả phí.
- Tiếp cận khách hàng và những người mua mới: Thương hiệu nên chạy chiến dịch Smart Shopping để quảng cáo các sản phẩm, hiển thị tất cả những sản phẩm liên quan nhất mà không cần tạo quảng cáo thủ công cho từng sản phẩm.
- Tăng lượng truy cập bằng quảng cáo các sản phẩm: Hãy dùng tính năng quảng cáo local inventory ads (hiển thị sản phẩm và cửa hàng gần vị trí người tìm kiếm) để khách hàng biết được thương hiệu đang có những sản phẩm họ tìm kiếm.
Ngoài ra, thương hiệu có thể tối ưu hóa các chiến dịch theo mùa bằng Performance Planner của Google. Đây là công cụ giúp thương hiệu dự báo hiệu suất chiến dịch và tối ưu hóa kết quả bằng cách điều chỉnh cài đặt.
Sẵn sàng chạy doanh số trong các kỳ nghỉ lễ
Kỳ nghỉ lễ năm 2020 các thương hiệu đã làm ăn rất ổn vì sức mua tăng trở lại sau dịch. Trong năm nay, thậm chí doanh số dự đoán sẽ còn cao hơn khi các nền kinh tế trên khắp thế giới đã dần phục hồi. Ngoài ra, doanh số mua sắm kỹ thuật số cũng tăng 50%, chạm mốc 1,1 nghìn tỷ USD.
Theo Google, các thương hiệu cần:
- Thể hiện thông tin đầy đủ: Trong suốt quá trình mua hàng của khách hàng, thương hiệu cần hiển thị đầy đủ, rõ ràng các thông tin về sản phẩm, số lượng hiện có, các ưu đãi.
- Thể hiện tầm nhìn, quan điểm: Thương hiệu cần thể hiện tầm nhìn, quan điểm về các vấn đề phát triển bền vững, mối liên kết với địa phương,... Từ đó người mua sẽ có thêm lý do để ủng hộ sản phẩm của thương hiệu
- Chuẩn bị sớm: Thương hiệu nên đăng tải các sản phẩm và chương trình ưu đãi cho mùa lễ hội sớm hơn. Bởi vì rất nhiều người bắt đầu mua sắm rất sớm để tránh hết hàng.
- Linh hoạt: Thương hiệu nên đưa ra nhiều sản phẩm, nhiều phương thức mua hàng để khách hàng có trải nghiệm mua hàng thuận tiện nhất.
- Nắm bắt các thay đổi: Đối với những thay đổi nhanh, ngắn hạn về nhu cầu của khách hàng, thương hiệu có thể đón đầu bằng cách công cụ tự động. Còn đối với những thay đổi dài hạn, cần xem xét toàn bộ chiến dịch kỹ thuật số.
Hai lưu ý cuối thực sự rất quan trọng. Bởi vì trong thời điểm hiện tại, những thương hiệu biết nhạy bén, linh hoạt, nắm bắt nhu cầu và biết thay đổi cho phù hợp mới có thể phát triển nhanh và hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm