Kính thực tế ảo phải tìm tập khách hàng mới
Kính thực tế ảo/thực tế tăng cường (VR/AR) có “tầm nhìn” rộng hơn, nhưng lại phải nhắm tới một tập khách hàng hẹp hơn.
>>Facebook đổi tên thành Meta hướng tới thực tế ảo tăng cường
Magic Leap vừa ra mắt phiên bản kính thực tế tăng cường mới dành cho doanh nghiệp, đặc biệt nhắm tới các cơ sở y tế, sản xuất và khu vực công.
Công ty ban đầu hy vọng sản phẩm mình sẽ đến tay người dùng phổ thông, nhưng cũng giống như những công ty cung cấp dịch vụ AR/VR khác, họ nhận ra rằng sản phẩm của mình vẫn còn quá đắt và cồng kềnh đối với nhóm người dùng này. Cuối cùng, công ty phải quyết định tạm bỏ nhóm người dùng đại trà này ra khỏi tập khách hàng mục tiêu của mình.
Đi cùng với sự thay đổi đó, Magic Leap cũng đã cắt giảm đáng kể nhân sự. Bloomberg cho biết mức cắt giảm khoảng 1.000 người, tương đương khoảng một nửa số nhân viên của công ty.
“Trong khi đội ngũ lãnh đạo, hội đồng quản trị và các nhà đầu tư vẫn tin tưởng vào tiềm năng dài hạn của chúng tôi, các cơ hội doanh thu ngắn hạn hiện đang tập trung vào phía doanh nghiệp”, Giám đốc điều hành Magic Leap, Rony Abovitz cho biết trong bài đăng trên blog.
Công ty cũng chào đón Peggy Johnson, một giám đốc điều hành kỳ cựu của Microsoft và Qualcomm, để giúp dẫn dắt quá trình chuyển đổi. Năm ngoái, công ty cũng đã huy động được 500 triệu USD từ các nhà đầu tư hiện tại.
>>Snapchat và bước tiến mới với thực tế ảo
Johnson cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Axios trong tuần này: “Chúng tôi tự tin rằng mình tìm đúng trọng tâm và sản phẩm phù hợp.”
Johnson so sánh thị trường AR ngày nay với những ngày đầu của thị trường điện thoại di động, khi các thiết bị cồng kềnh cũng phải nhắm vào các chuyên gia sử dụng trước. Từ đó mở đường cho các thiết bị kiểu dáng đẹp hơn, ít tốn kém hơn cho đại chúng sau này.
Sau khi quyết định chuyển hướng chiến lược, Magic Leap 2 là sản phẩm đầu tiên được cho ra lò. Magic Leap 2 có kiểu dáng tương đồng với mẫu cũ, nhưng sử dụng hệ điều hành mã nguồn mở Android thay vì một hệ điều hành tùy chỉnh và đã chuyển từ bộ xử lý Nvidia sang chip AMD bán tùy chỉnh. Những thay đổi lớn nhất là tầm nhìn rộng hơn đáng kể và độ phân giải hiển thị sắc nét hơn. Các thiết bị ban đầu đang nằm trong tay một số ít khách hàng, và dự kiến sẽ có quá trình thử nghiệm rộng rãi hơn trong những tháng tới.
Magic Leap không công bố giá chính xác, nhưng Johnson cho biết sản phẩm mới sẽ đắt hơn một chút so với Magic Leap 1, nhưng vẫn "có giá rất cạnh tranh". Julie Larson-Green, một cựu nhân viên của Microsoft, người được Johnson tuyển dụng làm CTO của Magic Leap, cũng chia sẻ rằng công ty đang khám phá những cơ hội mới cho các sản phẩm tương lai. Như vậy có thể thấy, con đường thương mại hóa đại trà của công nghệ AR/VR vẫn còn dài ở phía trước.
Có thể bạn quan tâm