5 quảng cáo ảnh hưởng lớn tới cả xã hội
Dù muốn hay không, quảng cáo đã ảnh hưởng gián tiếp hoặc thậm chí trực tiếp đến văn hóa và cách sống của chúng ta.
>>Những quảng cáo đơn giản đến không tưởng
Quảng cáo không chỉ dùng để thuyết phục khách hàng. Đối với một thương hiệu, việc tạo ra một tác động lâu dài gây được tiếng vang đối với công chúng là điều rất quan trọng. Các chiến dịch thành công đã tạo ra trải nghiệm tích cực cho người tiêu dùng của họ trong thời gian dài. Từ việc thách thức các định kiến xã hội đến thúc đẩy hội nhập quốc gia, một số chiến dịch mang tính biểu tượng đã làm được nhiều việc hơn là chỉ bán sản phẩm.
Dù muốn hay không, quảng cáo đã ảnh hưởng gián tiếp hoặc thậm chí trực tiếp đến văn hóa và cách sống của chúng ta. Dưới đây là 5 chiến dịch tiêu biểu và tạo ra ảnh hưởng đến nền văn hóa hiện đại.
1. Mở ra kỷ nguyên của Apple với quảng cáo “1984”
Apple từng là một kẻ lép vế trước những gã khổng lồ như IBM và Xerox - cho đến khi khán giả Mỹ được xem một đoạn quảng cáo bất thường trên màn hình TV của họ giữa trận Super Bowl năm 1984.
Đoạn quảng cáo lấy cảm hứng từ cuốn tiểu thuyết kinh điển của George Orwell - ‘1984’ cho thấy một cái cây buồn tẻ với những con người vô hồn như bị tẩy não, đang ngồi trước màn hình lớn và nghe một bài phát biểu hấp dẫn (một chiêu trò để “nói móc” những gã khổng lồ công nghệ lúc bấy giờ). Một nữ vận động viên thể hiện lòng dũng cảm, sự kiên cường, sự thay đổi và đổi mới đã chạy về phía màn hình và đập vỡ nó bằng một chiếc búa tạ.
Sau đó, Apple đã công bố việc phát hành Macintosh, hứa hẹn một xã hội tương lai dám phá vỡ những định kiến.
Quảng cáo này đã đặt viên gạch đầu tiên cho kỷ nguyên Apple, khi từ từ chiếm lĩnh vị trí dẫn đầu thị trường, đạt doanh thu trị giá 155 triệu USD trong 3 tháng sau khi quảng cáo được phát sóng. Rất nhiều quảng cáo Super Bowl các năm sau đó được truyền cảm hứng từ quảng cáo 1984 của Apple - một đoạn video thậm chí không hề xuất hiện bất kì sản phẩm nào.
2. Bài hát về việc mua cho thế giới một lon Coke
Ngày nay, Coca-cola biểu trưng cho hạnh phúc rộng mở. Nhưng đã có lúc nó đại diện cho sự hòa hợp và toàn vẹn trên toàn cầu ngay trong thời điểm siêu toàn cầu hóa ở phương Tây.
Nước Mỹ trong những năm 60 bị chia rẽ sâu sắc. Đó là một giai đoạn tồi tệ của Mỹ. Không ai tưởng tượng được một quảng cáo lại mang cả thế giới đến với nhau. Tuy nhiên, Coca Cola đã biến nó thành hiện thực.
Câu chuyện bắt đầu khi Bill Backer, giám đốc sáng tạo của Coca Cola và nhiều hành khách khác bị mắc kẹt hàng giờ tại sân bay Ireland do sương mù. Mọi người từ các nơi khác nhau trên thế giới ngồi đó với một chai coca trên tay để chia sẻ những câu chuyện. Bill đã theo dõi khi Coca Cola đưa mọi người từ nhiều nền văn hóa và màu sắc đến với nhau. Đó là lúc ông viết lên một chiếc khăn ăn "Tôi muốn mua cho thế giới một lon Coke.”
Coca Cola đã nhận được hơn 100.000 lá thư nói rằng họ yêu thích quảng cáo này. Coca Cola có thể đã thực hiện bước đầu tiên hướng tới toàn cầu hóa thông qua một quảng cáo có mối liên hệ lâu dài với công chúng.
>>Quảng cáo cả... trong mơ
3. Giới thiệu Ấn Độ với thế giới
Du lịch ở Ấn Độ đã trải qua một thời kỳ khó khăn vào đầu những năm 2000 với thị phần chỉ 0,52% trên thị trường du lịch toàn cầu. Đã đến lúc thay đổi nhận thức của thế giới về Ấn Độ và quảng bá Ấn Độ như một điểm đến lý tưởng cho du khách quốc tế bằng cách giới thiệu vẻ đẹp của vùng đất này qua nền văn hóa và truyền thống phong phú.
Chiến dịch Incredible India đánh dấu nỗ lực được tổ chức lần đầu tiên của Chính phủ Ấn Độ nhằm khai thác tiềm năng du lịch rộng lớn của mình. Piyush Pandey đã mang lại cảm giác tươi mới và trẻ trung cho chiến dịch, làm nổi bật nhiều khía cạnh khác nhau của văn hóa và lịch sử của đất nước này với yoga, tâm linh, lễ hội, tượng đài, v.v..
Ông đã thành công trong việc truyền cảm hứng và giáo dục khán giả về Ấn Độ. Chiến thắng của nó đã mở toang cánh cửa du lịch hơn bao giờ hết. Cùng năm đó, Ấn Độ chứng kiến lưu lượng du lịch tăng 16% và từ từ vươn lên vị trí thứ 25 về lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới.
4. Chiến dịch đưa Ấn Độ trở thành nước không có bệnh bại liệt
Sự phản kháng của các cộng đồng Ấn Độ khác nhau để được tiêm thuốc bại liệt là một vấn đề mà Ấn Độ phải đối mặt vào năm 2002. Piyush Pandey thời điểm này quyết định không thực hiện một quảng cáo thuyết giáo thông thường. Thay vào đó, ông yêu cầu Amitabh Bachchan - một ngôi sao truyền hình được yêu thích ở Ấn Độ thể hiện sự tức giận thường thấy trong các bộ phim của mình.
Được nhiều người biết đến với cái tên Hiệu ứng Bachchan, ông đã dùng giọng nói "như một người cha đang bực bội với con mình" để khiến mọi người cảm động. Vào vai một người chú, người cha hoặc người hàng xóm đang tức giận, Amitabh kêu gọi người dân hành động.
Ấn Độ đã được công nhận trên toàn cầu vì sự dẫn đầu và cam kết xóa bỏ bệnh bại liệt và điều này sẽ không thể thực hiện được nếu không có sự sáng tạo và kiên trì mà quảng cáo đưa ra. Sau khi được phát sóng, nhiều người bắt đầu chung tay với lý do "không muốn chọc giận Amitabh thêm nữa.”
5. Linh vật có một lượng lớn người theo dõi
Khi Hutch, một trong những nhà mạng viễn thông lớn tại Ấn Độ đổi thương hiệu thành Vodafone, Ogilvy đã được thuê để thực hiện một loạt quảng cáo quảng bá Dịch vụ Giá trị Gia tăng của mình.
Phá vỡ khỏi những ý tưởng hài hước thông thường của các quảng cáo Ấn Độ, chiến dịch không liên quan gì đến các đại sứ thương hiệu nổi tiếng. Những nhân vật đáng yêu mang tên Zoo Zoo không mất nhiều thời gian để thống trị các trang mạng xã hội. Video cán mốc 3 triệu lượt truy cập trong vòng 3 tuần đầu tiên với số lượt tải khủng trên Youtube.
Sự sáng tạo này đã thay đổi hoàn toàn quan điểm phải có gương mặt nổi tiếng trong quảng cáo - điều quan trọng hơn là cách kể chuyện có tác động.
Tác động của quảng cáo không còn giới hạn trong bán hàng. Ảnh hưởng của nó đối với cách người tiêu dùng sống và nhận thức nhu cầu của họ đã thúc đẩy sự thay đổi xã hội trong quá khứ và vẫn sẽ còn tiếp tục trong tương lai.
Có thể bạn quan tâm