Khi tòa soạn báo dấn thân vào Hollywood
Tòa soạn báo điện tử The Atlantic đang đẩy mạnh các dự án phim và truyền hình trong nỗ lực tìm kiếm và đa dạng hóa doanh thu.
>>Thuê bao… xem phim rạp
Với khoảng lỗ dự kiến 10 triệu USD trong năm nay, tờ báo cần phải xây dựng thêm một nguồn doanh thu nữa để tiếp tục trên con đường đạt được lợi nhuận, Tổng giám đốc Nicholas Thompson cho biết.
Ông nói: “Một trong những mục tiêu của chúng tôi là tạo ra nguồn doanh thu thứ ba đáng kể ngoài phí đăng ký và quảng cáo. Nhượng quyền sở hữu trí tuệ là một lựa chọn khả dĩ, và chúng tôi đang nhắm đến mục tiêu đó.”
Công ty đang khởi động hai dự án phim và truyền hình đầu tiên của mình: "Shadowland", một loạt phim tài liệu gồm sáu phần, sẽ công chiếu trên Peacock và tại The Atlantic Festival vào ngày 21 tháng 9, và "Lowndes County and the Road to Black Power", một bộ phim tài liệu dài tập, sẽ có trên Peacock vào đầu năm 2023.
"Shadowland" với sự góp mặt của các nhà báo Atlantic, được dựa trên loạt bài xã luận của toà soạn này về các thuyết âm mưu và mối đe dọa mà chúng gây ra đối với nền dân chủ. "Lowndes County and the Road to Black Power" nói về hoạt động bầu cử vào những năm 1960.
Cả hai dự án đều được đồng sản xuất với các nhà làm phim bên thứ ba dựa trên báo cáo của The Atlantic: RadicalMedia cho "Shadowland" và Participant cho "Lowndes".
The Atlantic cũng ấp ủ một dự án nhỏ khác với kịch bản đang được phát triển tại Showtime, lấy cảm hứng từ tác phẩm The Undocumented Agent từ năm 2020.
Các dự án khác đang được phát triển dựa trên cả các bài báo và podcast từ toà soạn này, bao gồm cả một bộ phim hoạt hình.
Thompson cho biết công ty có hơn 12 dự án khác dựa trên các tài liệu thuộc sở hữu trí tuệ của The Atlantic, bao gồm các dự án đã được lựa chọn hoặc đang trong giai đoạn sản xuất.
Công ty đã thuê Cơ quan Nghệ sĩ Sáng tạo vào năm 2020 để đại diện cho các giao dịch sở hữu trí tuệ của mình. Trước đó, họ thuê Linzee Troubh vào năm 2019 để phụ trách mảng này tại toà soạn.
Trong một nỗ lực để xây dựng nhiều dự án hơn, The Atlantic gần đây đã lần đầu tiên mở toàn bộ kho lưu trữ trực tuyến. “Vì vậy, 29.000 câu chuyện mới đều có thể được lựa chọn,” Thompson nói.
Nhiều nhà xuất bản đang dựa vào thương mại hoặc các chương trình liên kết như một hình thức thu nhập thứ ba cùng với quảng cáo và phí đăng ký. Nhưng Thompson cho biết nhượng quyền là hướng đi hợp lý cho toà soạn đã 165 năm tuổi.
“Tôi không nghĩ chúng tôi sẽ cấp phép sử dụng thương hiệu của mình giống như mô hình chuỗi khách sạn. Tôi chỉ nhượng quyền sở hữu trí tuệ nếu sản phẩm đầu ra có mối liên kết tới các hoạt động báo chí mà chúng tôi đang làm.”
>>Warner Bros “khai tử” Batgirl và sự thoái trào của phim trực tuyến
Ngoài các dự án phim và truyền hình, The Atlantic cũng đang cấp phép sở hữu trí tuệ cho sách và các trải nghiệm khác.
Năm tới, The Atlantic sẽ ra mắt cuốn sách riêng mang tên "Atlantic Editions" với sự hợp tác của nhà xuất bản độc lập Zando. Sáu đầu sách của các tác giả Atlantic đã được công bố cho đến nay.
Vào tháng 5, The Atlantic đã tổ chức một cuộc triển lãm giống như bảo tàng ở trung tâm thành phố Los Angeles, do Mastercard tài trợ, lấy cảm hứng từ loạt bài xã luận của toà sạng có tên “Who Owns America’s Wilderness?”
Đã hơn hai năm kể từ khi The Atlantic đối mặt với đại dịch: họ đã sa thải gần 20% nhân viên (68 người) và thiệt hại 20 triệu USD. Ngày nay, công ty có tổng số 360 nhân viên, nhiều hơn gần 20 lần so với trước đợt sa thải do đại dịch gây ra.
Adrienne LaFrance, chủ biên tập của The Atlantic cho biết: “Về cơ bản, chúng tôi đang ở trong chế độ tăng trưởng. Hiện tại, công ty có 14 vị trí đang mở, bao gồm một số vị trí biên tập cấp cao.”
The Atlantic có khoảng 843.000 người dùng đăng ký trên báo in và kỹ thuật số, theo Thompson, tăng từ 830.000 vào thời điểm này năm ngoái. Gần một nửa số đăng ký đó (388.000) chỉ đọc báo trên mạng.
Con số 843.000 bao gồm các tạp chí in được bán trên các sạp báo thực và người dùng trên mạng được bán thông qua quan hệ đối tác của The Atlantic với Apple News. Khoảng 750.000 đăng ký được bán trực tiếp cho người tiêu dùng.
Phần lớn (khoảng 90%) doanh thu của The Atlantic hiện đến từ quảng cáo và đăng ký.
Cơ cấu doanh thu năm nay sẽ bao gồm sự phân chia gần đều giữa doanh thu quảng cáo và doanh thu tiêu dùng - lần đầu tiên kể từ khi The Atlantic ra mắt dịch vụ đăng ký kỹ thuật số vào năm 2019.
Việc cấp phép đã trở thành cơ hội kinh doanh lớn hơn cho các nhà xuất bản cao cấp như Vox Media và New York Times trong bối cảnh ngày càng nhiều người làm nội dung trên mạng yêu cầu các nội dung mới.
Có thể bạn quan tâm