New York Times dùng game để “câu” độc giả

QUÂN BẢO 04/10/2022 05:05

Từ năm 1942 New York Times đã cho ra mắt trò chơi ô chữ mỗi ngày. Tuy nhiên việc tận dụng game để thu hút người đăng ký lại là một chiến lược mới, được khơi mào từ thương vụ mua Wordle hồi tháng 1.

>>Gucci mở học viện… “chơi game”

Wordle sẽ thúc đẩy số lượng đăng ký.

Wordle sẽ thúc đẩy số lượng đăng ký

Mặc dù Wordle cho chơi miễn phí, thế nhưng những game phổ biến nhất của New York Times đều là các trò chơi cao cấp. Để chơi được, người dùng có hai lựa chọn: một là mua gói đăng ký chơi game riêng biệt, hai là mua gói vừa xem báo vừa chơi game.

Theo ông Jonathan Knight, người đứng đầu bộ phận game của New York Times, trong năm nay đơn vị này sẽ đẩy mạnh mảng game, dùng Wordle làm đòn bẩy dể giới thiệu đến người dùng những trò chơi thú vị của họ, từ đó thúc đẩy số lượng đăng ký.

Một điều khiến New York Times đặt lòng tin vào Wordle đó chính là vì những người thích chơi trò giải đố, ô chữ, v.v. (những trò trong Wordle) thì cũng có xu hướng muốn tiếp nhận những tin tức, tri thức - chính là nội dung mà New York Times cung cấp.

Holly Harnisch, người đứng đầu bộ phận marketing lan truyền của New York Times, chỉ ra lợi thế của đơn vị này là họ đã tạo được sẵn một cộng đồng có niềm đam mê đích thực đến những game hằng ngày và các game chơi chữ. Vậy nên giờ đây công việc của New York Times là tăng cường marketing, quảng bá để xây dựng cộng đồng lớn hơn, "kết nạp" được nhiều người chơi hơn.

Và có vẻ như chiến dịch này đã thành công. Ông Knight tiết lộ rằng trong những tuần gần đây, khi đứng trước hai lựa chọn gói đăng ký, người dùng thường chọn luôn gói vừa chơi game vừa đọc báo.

Wordle còn giúp New York Times mở rộng nhân khẩu học

Wordle còn giúp New York Times mở rộng nhân khẩu học

>>Giải bài toán nhân lực để game Việt vươn tầm quốc tế

Không chỉ vậy, Wordle còn giúp New York Times mở rộng nhân khẩu học. Bởi vì Wordle nổi tiếng ở cấp độ toàn cầu, do đó bản thân New York Times cũng được "hưởng ké" một chút. Knight cho biết thành phần những người dùng chơi game của họ đã chuyển hướng đáng kể sang thị trường quốc tế. Có những người dùng ban đầu biết đến Wordle, chơi Wordle rồi được quảng cáo sang New York Times và cuối cùng trở thành người đăng ký cả gói chơi game lẫn đọc báo trên New York Times.

Điểm đặc biệt ở đây là New York Times lôi kéo người dùng bằng những game hấp dẫn của mình. Rồi khi người dùng muốn đăng ký gói dịch vụ, họ sẽ có xu hướng chọn luôn gói lớn hơn (tức vừa đọc báo vừa chơi game), vì như vậy có vẻ có lợi hơn. Và khi việc chơi game đọc báo s đã trở thành thói quen, thì người dùng chắc chắn sẽ gắn bó với New York Times.

Dĩ nhiên New York Times không chỉ trông đợi doanh thu từ nguồn phí đăng ký gói dịch vụ của người dùng, mà họ còn kỳ vọng vào việc bán chỗ quảng cáo. Bởi vì các trò chơi của họ là không gian lý tưởng để quảng cáo. New York Times đã bắt đầu thử nghiệm một số loại hình, chẳng hạn hợp tác cùng Hasbro sản xuất một board game trên Wordle, hoặc tích hợp quảng cáo từ một số đối tác của mình vào trong game.

Trong tháng này, người đi đường ở New York cũng có thể chơi Spelling Bee thông qua bảng điện tử ở các ga tàu điện ngầm. Đây chính là một hoạt động hợp tác giữa New York Times và công ty quảng cáo ngoài trời OUTFRONT Media.

Có thể nói rằng hiện nay, game là một trong những hình thức truyền thông và giải trí phát triển nhanh nhất. Vậy nên việc New York Times tập trung phát triển mảng game cho thấy họ rất nhạy bén với sự chuyển dịch của thị trường.

Có thể bạn quan tâm

  • Câu chuyện khởi nghiệp của chàng da đen với startup game trị giá 105 triệu USD

    Câu chuyện khởi nghiệp của chàng da đen với startup game trị giá 105 triệu USD

    04:26, 29/07/2022

  • GameFi Việt Nam giữa hai miền sáng tối

    GameFi Việt Nam giữa hai miền sáng tối

    04:09, 07/06/2022

QUÂN BẢO