5 lỗi doanh nghiệp thường gặp trong quá trình mở rộng công ty

QUÂN BẢO 19/08/2023 03:00

Đó là kinh nghiệm đúc rút của một chủ doanh nghiệp đã mở rộng công ty từ 4 người lên 16.000 nhân sự chỉ sau 7 năm.

>>Quản trị doanh nghiệp kiểu Gen Z

Sudhir Agarwal thành lập Everise năm 2016 với bốn nhân sự tại Singapore. Giờ đây, Everise đã mở rộng ra 8 quốc gia với hơn 16.000 nhân viên.

Câu chuyện của Agarwal với Everise bắt đầu từ năm 2016. Ông rời bỏ vị trí CEO một công ty tư vấn IT và thành lập công ty riêng của mình, tức Everise. Lúc đó, đội nhóm của ông rất nhỏ, chỉ có 4 người. Mục tiêu của họ là phá vỡ những đường lối cũ trong ngành công nghiệp dịch vụ khách hàng bằng các đầu tư vào công nghệ và nhân sự.

Năm 2017, họ mua lại một công ty gia công đang thua lỗ với khoảng 7.000 nhân viên. Họ cố gắng ổn định tình hình công ty trong 2 năm. Đến năm 2020, Brookfield đã mua lại phần lớn cổ phần với định mức 500 triệu USD.

Hiện nay Everise đã có 16.000 nhân viên tại 8 quốc gia. Trụ sở chính của họ nằm tại Florida.

Trong quá trình phát triển công ty, Agarwal rút ra được 5 lỗi mà các chủ doanh nghiệp thường gặp trong quá trình mở rộng công ty, đồng thời chia sẻ những kinh nghiệp của mình để phòng tránh.

1. Không quan tâm đúng mức đến chất lượng nhân sự khi mở rộng

Khi các startup hoặc doanh nghiệp nhỏ đang ở giai đoạn khởi đầu, họ cực kỳ cần nhân viên. Thế là nhiều chủ doanh nghiệp tuyển dụng ồ ạt để đáp ứng đủ nhu cầu.

Tuy nhiên đây là một sai lầm phổ biến khiến doanh nghiệp phải tiêu tốn nhiều hơn về lâu về dài. Tuyển những người không hòa hợp với văn hóa doanh nghiệp hoặc không thể đảm đương vị trí sẽ khiến đội nhóm phải trả giá đắt.

Trong vấn đề này, Agalwar đã tận dụng mạng lưới quan hệ từ 25 năm kinh nghiệm trong ngành của ông. Cụ thể, khi thành lập Everise, ông gọi điện đến những người quản lý mà ông biết, thuyết phục họ cùng ông tạo dựng công ty. Và có một người đã đồng ý đi cùng ông. Hiện nay người đó đang giữ chức giám đốc nhân sự Everise và làm việc cùng ông hơn 15 năm. Tại Everise, tỷ lệ nhân sự nghỉ việc cũng đang ở mức dưới trung bình.

2. Không đặt nhân viên lên hàng đầu

Áp lực trong việc điều hành một doanh nghiệp nhỏ có thể khiến những người đứng đầu quên đi điều quan trọng nhất trong doanh nghiệp, đó là nhân viên.

Khi thành lập Everise, Agarwal quyết tâm không bao giờ nợ lương nhân viên. Đến nay, ông vẫn giữ vững được mục tiêu đó, dù không đơn giản chút nào, vì có thời điểm ông phải dùng tiền túi để trả tiền cho nhân viên.

3. Xây dựng quá nhiều cấp bậc giữa quản lý cấp cao và nhân viên

Giao tiếp không phải lúc nào cũng từ trên đổ xuống. Những phản hồi có giá trị nhất phải đến từ các nhân viên, những người trực tiếp đối mặt với khách hàng hằng ngày.

Chính bộ máy cấp bậc cồng kềnh là điều khiến Agarwal rời bỏ công ty cũ. Do đó, khi xây dựng Everise, ông cho phép mọi nhân viên đều có thể trao đổi trực tiếp với ông. Nếu có dấu hiệu cho thấy có ai đó ngăn cản quá trình này diễn ra, ông sẽ xử lý ngay lập tức.

Nguyên tắc này được Everise đưa ra ngay từ lúc ban đầu và vẫn là một trong những cốt lõi của công ty cho đến ngày nay. Khi nhân viên hạnh phúc, thì tức là khách hàng sẽ hạnh phúc.

4. Quản lý vi mô: Công ty thành công nhờ tập thể, chứ không phải một người

Quản lý vi mô, hay có thể nói là kiểu lãnh đạo cấp cao quản lý từng thứ chi li nhất, là điều không bao giờ bền vững. Ở doanh nghiệp nhỏ, kiểu quản lý này có thể dễ dàng thực hiện. Tuy nhiên khi công ty mở rộng, việc một người kiểm soát hàng trăm hàng nghìn người là điều không tưởng.

Vậy nên muốn doanh nghiệp thành công, thì người lãnh đạo phải có nhiều đội nhóm hỗ trợ.

Bản thân Agarwal đã học được điều này từ năm 2018, khi công ty của ông thực hiện các thương vụ mua lại. Kim chỉ nam của ông là tuyển những người thông minh hơn mình, để ông có thể học hỏi từ họ, đặc biệt với các vị trí quản lý trong doanh nghiệp. Khi đã có quản lý tốt, thì nhân viên giỏi sẽ tự khắc theo sau.

5. Chăm chỉ làm việc nhưng không chăm chỉ vui chơi

Các quản lý cần đầu tư thời gian để hiểu thêm về nhân viên, về đội nhóm của mình trong không gian ngoài công việc. Và đây là một quá trình để tận hưởng, cũng như phát triển mạng lưới quan hệ.

Agarwal đã nhận ra được điều này, do đó ông thường tổ chức các buổi ăn tối hoặc đi nhậu cùng nhân viên hoặc đối tác kinh doanh, để các bên có thể hiểu nhau hơn ngoài xã hội.

Có thể bạn quan tâm

  • Quản trị phải có phải là trung tâm của khởi nghiệp?

    Quản trị phải có phải là trung tâm của khởi nghiệp?

    01:12, 31/07/2023

  • Quản trị tài chính cho CEO thời gió ngược

    Quản trị tài chính cho CEO thời gió ngược

    03:00, 02/07/2023

QUÂN BẢO