Tham nhũng cũng giống như chuyện “chó treo mèo đậy”

Hồng Hương 31/05/2018 11:40

Khi nói về tình hình tham nhũng, Đại biểu Bùi Văn Phương cho rằng: “Chúng ta phải giải quyết cái gốc của cơ chế. Trong dân gian, các cụ đã có câu tôi thấy rất thấm thía, đó là “chó treo mèo đậy”.

Trao đổi cùng phóng viên Báo Diễn đàn Doanh nghiệp bên hành lang Quốc hội sáng nay (31/5), Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình) đã bày tỏ trăn trở về thực trạng tham nhũng.

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình)

Đại biểu Bùi Văn Phương (Ninh Bình)

Có thể bạn quan tâm

  • Cần công khai minh bạch công tác phòng chống tham nhũng

    Cần công khai minh bạch công tác phòng chống tham nhũng

    10:18, 31/05/2018

  • Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

    Hôm nay Quốc hội thảo luận về dự án Luật Phòng, chống tham nhũng (sửa đổi)

    06:02, 31/05/2018

  • TP HCM: Tham nhũng sẽ kìm hãm phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh

    TP HCM: Tham nhũng sẽ kìm hãm phát triển nếu không kịp thời chấn chỉnh

    01:55, 28/05/2018

  • Chua xót khi còn nhiều đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    Chua xót khi còn nhiều đại án tham nhũng, dự án thua lỗ nghìn tỷ

    09:42, 26/05/2018

  • Hà Nội: Cử tri mong quét sạch tham nhũng như quét giặc ngoại xâm

    Hà Nội: Cử tri mong quét sạch tham nhũng như quét giặc ngoại xâm

    12:10, 13/05/2018

  • Giải pháp của Tổng Thanh tra Chính phủ về vấn đề tẩu tán tài sản tham nhũng

    Giải pháp của Tổng Thanh tra Chính phủ về vấn đề tẩu tán tài sản tham nhũng

    11:00, 10/05/2018

Theo ĐB Phương, trong câu chuyện tham nhũng, vấn đề quan trọng nhất chính là cơ chế. Ví dụ: Tiền mặt cứ xách tiêu cả vali, hoặc cơ chế xin – cho vẫn chưa được giải quyết dứt điểm. Đó chính là vấn đề cốt lõi của câu chuyện.

“Tôi vẫn suy nghĩ rằng tham nhũng từ đâu ra? Ở đây chúng ta nói tham nhũng bao gồm cả công và tư. Câu chuyện tham nhũng được bắt đầu từ vấn đề “tư”, thông qua “tư” để phân phối lại, đó chính là lợi ích sân sau của nhóm lợi ích. Do đó, phải giải quyết vấn đề cả khu vực tư là lý do như vậy. Tuy nhiên, cả vấn đề về thể chế như vậy chúng ta cần phải có thời gian”, ĐB Phương nói.

Theo ĐB Phương, trong điều kiện trước mắt, khi chưa giải quyết được vấn đề căn cốt - đó là về kinh tế tiền mặt, cơ chế xin – cho, thì chúng ta cần giải quyết các vấn đề trước mắt đó thu hồi tài sản.

“Tôi đồng tình với quan điểm Dự thảo Luật đã nêu, có nghĩa những tài sản không giải trình được sẽ bị tịch thu. Nhưng, lúc này câu chuyện đặt ra là thu như thế nào, nếu thu đảm bảo một cách chặt chẽ sẽ phải qua cơ chế tòa án, nếu theo cơ chế hành chính sẽ không đảm bảo được yêu cầu trên. Nếu tài sản tăng thêm mà không giải trình một cách hợp lý thì phải thu, nhưng thu thông qua con đường cơ chế của tòa án mới đảm bảo thuyết phục”, ĐB Phương nhấn mạnh.

Tuy nhiên, theo ĐB Phương – ông vẫn băn khoăn về việc “kê khai tài sản tăng lên không hợp lý” - quy định thế nào là không hợp lý? Trong khi với truyền thống của người dân mình thì làm việc, tích lũy, để dành cho con cháu đã có từ đời cha mẹ, ông bà, của chúng ta… Vậy, thế nào là không hợp lý, chúng ta cần phải có quy định cụ thể?

Bên cạnh đó, theo quy định của hiến pháp những vấn đề là riêng tư thì lại có quyền được bảo vệ đối với công dân. Ví dụ, khi tôi làm nhà, mua xe tôi có thể vay hoặc được ai đó cho. Trong trường hợp này công dân sẽ được bảo vệ quyền riêng tư, không phải giải trình. Do đó, cần phải làm rõ “tài sản tăng lên không hợp lý” là thế nào?

Hồng Hương