Bảo hiểm xã hội và những định hướng cải cách chính sách

Việt Nga 24/08/2018 19:00

“BHXH đã bao trùm những yêu cầu cơ bản nhất về an sinh xã hội cho người lao động”- là nhận định được đưa ra tại buổi tọa đàm Kết quả thực hiện và những định hướng cải cách chính sách BHXH.

Chiều 24/8/2018, tại Hà Nội, Báo Đại biểu Nhân dân tổ chức Tọa trực tuyến với chủ đề "Kết quả thực hiện và những định hướng cải cách chính sách BHXH". Các đại biểu đến từ cơ quan xây dựng, giám sát thực hiện chính sách pháp luật, cơ quan tổ chức thực hiện, cơ quan đại diện người lao động cùng tham gia, chia sẻ các ý kiến bàn luận về kết quả thực hiện và định hướng cải cách chính sách BHXH theo Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7.

Toàn cảnh buổi tọa đàm

Toàn cảnh buổi tọa đàm "Kết quả thực hiện và những định hướng cải cách chính sách Bảo hiểm xã hội"

Có thể bạn quan tâm

  • 7 tháng đầu năm, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm xã hội đạt 87.2% dân số

    7 tháng đầu năm, tỷ lệ bao phủ Bảo hiểm xã hội đạt 87.2% dân số

    10:51, 31/07/2018

  • Bảo hiểm xã hội chỉ còn 33 thủ tục hành chính

    Bảo hiểm xã hội chỉ còn 33 thủ tục hành chính

    17:36, 04/07/2018

  • Hướng tới hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng

    Hướng tới hệ thống bảo hiểm xã hội đa tầng

    11:15, 27/06/2018

  • Đại biểu Quốc hội vẫn trăn trở về Quỹ bảo hiểm xã hội

    Đại biểu Quốc hội vẫn trăn trở về Quỹ bảo hiểm xã hội

    19:49, 26/05/2018

  • Nghị quyết Trung ương 7 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân

    Nghị quyết Trung ương 7 về cải cách chính sách bảo hiểm xã hội hướng tới mục tiêu BHXH toàn dân

    21:30, 12/05/2018

  • Đề án cải cách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội đa tầng

    Đề án cải cách bảo hiểm xã hội hướng tới bảo hiểm xã hội đa tầng

    00:00, 11/05/2018

Những kết quả nổi bật

Phát biểu tại buổi tọa đàm - Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh nêu bật những kết quả tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật BHXH trong thời gian. Công tác truyền thông được tăng cường trong khoảng 05 năm gần đây, với khoảng 5.000 tin, bài thường xuyên về BHXH, BHYT, qua đó tác động tích cực đến phát triển mở rộng diện bao phủ. Hằng năm, số đối tượng tham gia BHXH mới tăng thêm trên 600.000 người, khoảng 6,2%. Cả nước hiện mới có hơn 13,4 triệu người tham gia BHXH bắt buộc và BHXH tự nguyện, chiếm khoảng 24% lực lượng lao động. Dù còn khiêm tốn song trong bối cảnh còn nhiều khó khăn thì đây là kết quả tích cực. Quyền lợi BHXH, BHYT cho người dân được bảo đảm với khoảng 170 triệu lượt khám, chữa bệnh BHYT, giải quyết chế độ hưu trí và trợ cấp hàng tháng 3,2 triệu đối tượng/năm, chế độ trợ cấp một lần (ốm đau, thai sản…) khoảng 8,5 triệu người/năm.

Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Ông Đào Việt Ánh - Phó Tổng Giám đốc Bảo hiểm Xã hội Việt Nam

Dấu ấn đặc biệt thể hiện rõ trong ứng dụng công nghệ thông tin, hiện đại hóa công tác quản lý, điều hành thực hiện. Hiện có trên 90% doanh nghiệp thực hiện giao dịch điện tử về BHXH; kết nối 13.000 cơ sở khám chữa bệnh toàn quốc. Giảm từ 115 thủ tục hành chính xuống hiện còn 28 thủ tục, số giờ thực hiện thủ tục từ 335 giờ hiện xuống còn 51 giờ theo BHXH, còn theo Ngân hàng Thế giới (WB) là hơn 100 giờ, theo cách tính nào cũng là giảm trên 60% số giờ. BHXH Việt Nam đứng thứ 02 trong số các bộ ngành ứng dụng công nghệ thông tin, cung cấp dịch vụ công trực tuyến.

Từ góc nhìn cơ quan xây dựng chính sách, pháp luật và giám sát thực hiện, Tiến sĩ Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội đánh giá: dấu ấn phát triển BHXH thấy rõ nhất là từ hiệu quả cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin bảo đảm công khai, minh bạch, thuận lợi thực hiện các thủ tục đã giúp nâng cao niềm tin của dân với chính sách BHXH, BHYT. Nhận thức của người dân về BHXH, BHYT ngày một được nâng cao nhờ hiệu quả thiết thực của chính sách, cùng với nỗ lực tăng cường truyền thông trong các năm gần đây.

TS. Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

TS. Bùi Sĩ Lợi - Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Khó khăn thách thức

Đạt được một số kết quả khả quan trong thời gian qua, tuy nhiên các ý kiến trao đổi tại buổi tọa đàm nhận định: công tác tổ chức thực hiện BHXH còn phải đối mặt với không ít thách thức phía trước.

Phó trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Bình Nguyễn Ngọc Phương đánh giá: sự tham gia của các cấp ủy, chính quyền địa phương với phát triển BHXH, BHYT nhìn chung được tăng cường hơn theo tinh thần chỉ đạo từ Nghị quyết 21-NQ/TW của Bộ Chính trị (khóa XI), tuy nhiên sự quan tâm, chỉ đạo chưa đồng đều ở các địa phương.

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Ông Lê Đình Quảng - Phó Trưởng ban Quan hệ lao động, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam

Từ góc nhìn của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Phó Trưởng Ban quan hệ Lao động Lê Đình Quảng nêu ý kiến: Chính sách BHXH chưa thực sự linh hoạt, hấp dẫn với người lao động; tình trạng doanh nghiệp chậm đóng, nợ đọng BHXH còn diễn ra, ảnh hưởng đền quyền lợi BHXH, làm giảm niềm tin của người lao động với chính sách của Nhà nước. Thu nhập, đời sống của người lao động còn nhiều khó khăn. Trên 55% người lao động có thu nhập chỉ đủ mức chi tiêu hàng tháng, không có tích lũy. Khi dừng hợp đồng lao động, họ buộc phải tính đến việc nhận BHXH một lần. Tiền lương đóng BHXH trên thực tế còn rất thấp, đa số các doanh nghiệp đóng ở mức bằng hoặc trên lương cơ sở một chút, dẫn đến quyền lợi, mức hưởng khi người lao động nghỉ hưu là rất thấp.

Tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 28-NQ/TW

Nghị quyết 28-NQ/TW của Hội nghị Trung ương 7 khóa XII là định hướng chỉ đạo toàn diện của Đảng về cải cách chính sách BHXH, khắc phục những hạn chế, tiếp tục thực hiện hiệu quả BHXH – trụ cột chính của An sinh xã hội. Phó Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Đào Việt Ánh thông tin: BHXH Việt Nam đã xây dựng Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết; trong đó chú trọng phối hợp, cùng các Bộ, ngành liên quan chủ động xây dựng chính sách, pháp luật; tập trung truyền thông theo từng nhóm đối tượng; tăng tính tương tác, nâng cao chất lượng phục vụ; tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, hướng tới chuyên nghiệp, nâng cao sự hài lòng của người dân, doanh nghiệp. BHXH Việt Nam sẽ thực hiện lấy ý kiến đánh giá sự hài lòng từ phía người dân, từ đó có cơ sở tiếp tục cải cách, nâng cao chất lượng phục vụ, Phố Tổng Giám đốc Đào Việt Ánh nhấn mạnh.

TS. Đỗ Văn Sinh, Ủy viên thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội nêu quan điểm: kinh tế phát triển là nền tảng để bảo đảm An sinh xã hội. Do đó để triển khai hiệu quả BHXH, cần thực hiện có sự đồng bộ với các chính sách khác. Chú trọng phát triển kinh tế, gắn với phát triển BHXH, ví dụ như tăng cường chuyển từ hộ kinh doanh cá thể sang doanh nghiệp vừa và nhỏ, chuyển lao động phi chính thức sang khu vực chính thức, qua đó tăng diện tham gia BHXH bắt buộc.

Ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Uỷ ban Kinh tế

Ông Đỗ Văn Sinh - Ủy viên thường trực Uỷ ban Kinh tế

Từ bài học kinh nghiệm phát triển BHYT toàn dân trong các năm qua, Ủy viên thường trực Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội Bùi Ngọc Chương nhấn mạnh: cần sự quyết liệt chỉ đạo từ Chính phủ với phát triển BHXH, giao chỉ tiêu cho từng tỉnh, thành phố; trên cơ sở đó, UBND từng tỉnh, thành phố tiếp tục giao chỉ tiêu cho các quận, huyện, thành phố trực thuộc, tạo động lực rất lớn cho công tác phát triển, mở rộng diện bao phủ xuống tới tận cơ sở. 
Cũng từ bài học kinh nghiệm phát triển BHYT, Tiến sĩ Bùi Sĩ Lợi nêu đề xuất: để phát triển mở rộng diện bao phủ BHXH cần tăng mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước, khuyến khích người dân tham gia BHXH. Quan trọng hơn, đây là biện pháp khả thi để tăng tỷ lệ tham gia BHXH với nhóm lao động phi chính thức – khoảng 34 triệu lao động. Bên cạnh đó, niềm tin, sự hài lòng cũng là một yếu tố quan trọng để tăng diện bao phủ BHXH, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội nhấn mạnh.

Việt Nga