Nên dừng đầu tư mới tại các địa phương có dự án chậm triển khai

Hồng Hương 29/10/2018 13:19

Đó là chia sẻ của ĐB Đỗ Văn Sinh - Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội (Quảng Trị) bên lề hành lang Quốc hội sáng 29/10 về việc phân bổ vốn đầu tư trung hạn tại các địa phương.

Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Đỗ Văn Sinh, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội

Có thể bạn quan tâm

  • Ưu tiên tập trung vốn cho công trình trọng điểm, có sức lan tỏa

    Ưu tiên tập trung vốn cho công trình trọng điểm, có sức lan tỏa

    09:24, 29/10/2018

  • 3 năm vượt thu ngân sách từ tài nguyên, sổ xố

    3 năm vượt thu ngân sách từ tài nguyên, sổ xố

    14:09, 24/10/2018

  • Hôm nay (29/10), Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn

    Hôm nay (29/10), Quốc hội thảo luận về phân bổ ngân sách, đầu tư công trung hạn

    05:15, 29/10/2018

  • Phải tính lại cách phân bổ ngân sách

    Phải tính lại cách phân bổ ngân sách

    01:01, 24/10/2018

- Tại phiên thảo luận sáng nay, rất nhiều đại biểu đưa ý kiến về việc có nhiều dự án đầu tư dàn trải dẫn tới việc không thể hoàn thiện, ông có ý kiến gì về tình trạng trên?

Tôi cho rằng chủ trương thực hiện để chống đầu tư dàn trải, sử dụng vốn đầu tư ít nhưng thực sự hiệu quả là mục tiêu của Luật đầu tư công. Trong thời gian qua, chúng ta đang kiên trì theo mục tiêu đó nhưng rất tiếc rằng chúng ta vẫn để xảy ra tồn tại. Nghĩa là vẫn có các dự án tiếp tục được đầu tư trên nhiều địa phương theo hình thức đầu tư dàn trải.

Theo cách giải trình vừa rồi và theo tờ trình của Chính phủ về việc tiếp tục sử dụng dự phòng chung cho việc đầu tư công thì tôi thấy là không hợp lý bởi theo Luật Đầu tư công chúng ta phải xác định được tổng số nguồn thu thì chúng ta mới phân bổ.

Để dự án được xác định trong kế hoạch thì phải đảm bảo được nguồn thu, tức là cân đối đủ ngân sách, triển khai đúng tiến độ và đảm bảo hiệu quả. Nhưng rất tiếc, trong thời gian vừa rồi theo điều tra và báo cáo của Chính phủ, nếu như để thực hiện được tất cả các dự án đã được phân bổ trong thời gian vừa qua (giai đoạn 2016 – 2020) thì chúng ta đang thiếu 60 nghìn tỷ đồng.

Hiện nay, Chính phủ đang tiếp tục đề xuất phân bổ tiếp dự phòng chung 112 nghìn tỷ (trong đó đã phân bổ 18 nghìn tỷ và còn khoảng 94 nghìn tỷ), trong khi chúng ta đang thiếu 60 nghìn tỷ rồi giờ lại phân bổ tiếp 94 nghìn tỷ nữa nghĩa là chúng ta đang thiếu hơn 150 nghìn tỷ.

 Điều đó có nghĩa chúng ta đang tiếp tục đầu tư dàn trải trong khi các dự án triển khai đang trong tình trạng thiếu vốn thì chúng ta lại phân bổ tiếp cho các dự án mới nên chúng ta sẽ lại càng thiếu vốn. Vậy, hỏi rằng chúng ta đã thực hiện đúng theo Luật Đầu tư công chưa? Theo quan điểm của tôi là chưa. Do đó, chúng ta phải xem xét lại việc này.

- Nhiều đại biểu cho rằng nguồn vốn giải ngân còn chậm và thiếu khiến dự án diễn trong thời gian dài, ông đánh giá gì về điều này?

Chúng ta cần phân tích kỹ việc này là trách nhiệm thuộc về ai. Theo phân cấp thì rõ ràng Trung ương giao vốn cho địa phương, nhưng theo tôi điều quan trọng nhất để xảy ra việc chậm tiến độ trách nhiệm thuộc về chủ đầu tư bởi kế hoạch đã trao, vốn đã phân bổ rồi mà tại sao vẫn còn để tình trạng chậm. Việc triển khai cụ thể lúc này là thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư. Chúng ta cần xem xét rất cụ thể trách nhiệm của chủ đầu tư triển khai như thế nào, từ công tác chuẩn bị đầu tư giải phóng mặt bằng, tổ chức thực hiện,… được triển khai như thế nào. Chúng ta cần phải làm rõ chậm ở đâu?

Nếu không giải quyết triệt để sẽ để lại tác động hậu quả kép, đó là huy động với lãi suất cao trong khi tiền để đó và thu về với lãi suất thấp; thứ hai tiền chậm giải ngân không tăng trưởng về kinh tế, không phát huy được hiệu quả của dự án đó, gây thiệt hại rất nhiều bề.  Do đó, chúng ta cần phải khắc phục sớm tình trạng dự án trì trệ trong thời gian tới.

- Ông đánh giá gì về dự toán ngân sách nhà ngước phân bổ ngân sách Trung ương 2019?

Chúng ta chỉ còn hai năm nữa là kết thúc giai đoạn 2016 - 2020. Do đó, điều rất quan trọng đó là chúng ta phải rà soát lại toàn bộ hệ thống đầu tư công, rà soát lại tất cả các dự án. Chúng ta cần cân đối lại trong số những dự án đã giao rồi tình hình triển khai cụ thể như thế nào? Dự án nào thừa dự án nào thiếu hoặc không triển khai được ta phải cân đối trước. Sau khi đã cân đối bù trừ xong, chúng ta mới tính đến các phần sau.

- Thưa ông, Chính phủ yêu cầu đến 30/9 những dự án nếu không giải ngân sẽ phải điều chuyển, trong khi đó Bộ Kế hoạch Đầu tư chưa có thông báo về việc giải trình thường vụ, nhiều Đại biểu kiến nghị cần phải làm quyết liệt việc này. Xin ông cho biết ý kiến của mình?

Tôi cho rằng việc thực hiện triển khai các dự án là cực kỳ quan trọng, với việc không thực hiện các dự án theo đúng tiến độ đã để lại rất nhiều hệ lụy, điều đó cần sự kiên quyết của Chính phủ, mặc dù khi thảo luận trong các kỳ họp trước để phân bổ từ hồi đầu nhiệm kỳ, thì Chính phủ đã đưa ra một giải pháp đó là nếu như các dự án đang triển khai dở dang mà không triển khai sẽ được cho dừng dự án.

Quan điểm của tôi lại là ngược lại, chúng ta cần có giải pháp để kiên quyết thực hiện và hoàn thiện dự án bởi vi chúng ta đa xác định dự án này cần triển khai rồi. Chậm từ đâu thì chúng ta phải tìm và giải quyết nguyên nhân từ đó. Nếu cần thiết thì phải thay đổi lại trách nhiệm của từng các Bộ, UBND các tỉnh và đến từ chủ đầu tư. Nếu chủ đầu tư trì trệ thì thay chủ đầu tư như chúng ta đã từng làm.

Nếu chúng ta không thể dừng dự án như tôi đã từng nói, dự án dở dang rồi mà chúng ta dừng thì sẽ càng kéo dài thời gian thực hiện dự án nên sẽ để lại những hậu quả không tốt.

Tôi đề xuất giải pháp, đó là không cho Bộ đó triển khai các dự án mới. Khi Bộ đó chưa giải quyết được các dự án cũ mà tiếp tục cho phép triển khai các dự án mới thì sẽ càng thêm trì trệ.

Chính phủ hãy tự cân đối tập trung nguồn vốn cho các dự án được giao, thậm chí có thể chuyển từ địa phương này sang địa phương khác, nếu địa phương đó có các dự án không chịu triển khai. Cho dừng dự án đang triển khai, theo quan điểm của tôi là không nên mà nên dừng triển khai các dự án mới.

Xin cảm ơn ông!

Hồng Hương