WB: Môi trường kinh doanh của Việt Nam lại tụt hạng

Việt Nga 01/11/2018 15:08

Theo một nghiên cứu mới được WB công bố, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay đã bị tụt một bậc so với năm 2017.

Theo “Báo cáo Môi trường kinh doanh 2019: Đào tạo để cải cách”  của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đạt 68,36 điểm tăng 1,59 điểm so với năm ngoái. Cụ thể, môi trường kinh doanh năm 2018 của Việt Nam xếp thứ 69/190 nền kinh tế với 66,77 điểm trên thang 100. Vào năm ngoái, WB xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam ở vị trí thứ 68 trong tổng số 190 nền kinh tế được khảo sát, với số điểm 67,93/100. Nếu như năm trước, Việt Nam thực hiện được 5 cải cách thì năm vừa qua chỉ còn 3. 

Có thể bạn quan tâm

  • WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%

    WB: Tăng trưởng GDP 2018 của Việt Nam sẽ đạt khoảng 6,8%

    11:46, 04/10/2018

  • HDBank được chỉ định phục vụ 2 dự án 250 triệu USD vay vốn WB và ADB

    HDBank được chỉ định phục vụ 2 dự án 250 triệu USD vay vốn WB và ADB

    10:59, 31/08/2018

  • WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

    15:39, 11/06/2018

Theo nhận xét của WB, Việt Nam thực hiện 3 cải cách trong năm qua. Ở Việt Nam, các cải cách giúp thuận tiện hơn trong thực thi hợp đồng, trả thuế và thành lập doanh nghiệp. Việt Nam được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm nước có nhiều cải cách cùng với Indonesia và Philippines. 

bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay đã bị tụt một bậc so với năm trước

Theo kết quả nghiên cứu của Ngân hàng Thế giới, môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay đã bị tụt một bậc so với năm 2017

Trong 10 chỉ số của WB, thì Việt Nam có 4 chỉ số tăng hạng và 6 chỉ số tụt hạng. 4 chỉ số tăng hạng gồm chỉ số tiếp cận điện năng, gia nhập thị trường, đăng ký sở hữu tài sản, giải quyết tranh chấp hợp đồng.

Cụ thể, chỉ số tăng hạng ấn tượng nhất thuộc về Chỉ số tiếp cận điện khi tăng mạnh tới 37 bậc để lên xếp hạng 27 thế giới. Năm ngoái, chỉ số này còn ở vị trí thứ 64. Chỉ số gia nhập thị trường tăng khá từ 123 năm ngoái lên 104 năm nay, tăng 19 bậc. Chỉ số đăng ký sở hữu tài sản xếp ở vị trí 60, tăng 3 bậc so với năm ngoái. Chỉ số giải quyết tranh chấp hợp đồng ở vị trí 62, tăng 4 bậc so với năm ngoái. 6 chỉ số giảm điểm là thuế và bảo hiểm xã hội, bảo vệ nhà đầu tư, thương mại qua biên giới, tiếp cận tín dụng, cấp phép xây dựng, giải quyết phá sản.

Xét trong khu vực ASEAN, Việt Nam chỉ đứng mức giữa và bị bỏ khá xa so với những cái tên đứng đầu như Singapore (2/190), Malaysia (15/190), Thái Lan (27/190) và Brunei (55/190).

Như vậy, với kết quả trên, bảng xếp hạng môi trường kinh doanh của Việt Nam năm nay đã bị tụt một bậc so với năm trước.

Trung Quốc nằm trong nhóm 10 nước cải thiện nhanh nhất trên thế giới. Năm qua, với kỷ lục 7 cải cách trong một năm, Trung Quốc vươn lên vị trí 46 trong bảng xếp hạng toàn cầu. Malaysia cũng cải thiện đáng kể khi lấy lại vị thế của mình trong nhóm 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới, tăng 9 bậc lên vị trí 15.

Trung Quốc đã giúp Bắc Kinh và Thượng Hải, hai thành phố đề cập trong báo cáo, có điều kiện cấp điện dễ dàng hơn nhờ mở rộng mạng lưới điện và miễn phí kết nối điện. Việc sử dụng một ứng dụng di động mới cho khách hàng cũng giúp giảm thời gian cấp điện xuống còn 34 ngày so với 143 ngày trước đây. 

Với 6 cải cách, Malaysia đã giảm sự rườm rà trong cấp phép xây dựng bằng cách hợp lý hóa quy trình cấp phép, giúp thành lập doanh nghiệp dễ dàng hơn với việc áp dụng hệ thống đăng ký thuế hàng hóa và dịch vụ trực tuyến (GST). 

Tại Indonesia, các cải cách nhằm giảm bớt quy trình thành lập doanh nghiệp, đăng ký tài sản và cải thiện tiếp cận tín dụng.

Bà Rita Ramalho, Quản lý cao cấp nhóm Chỉ số toàn cầu của World Bank, nhóm biên soạn báo cáo Môi trường kinh doanh đánh giá: “Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã đạt được những tiến bộ đáng kể trong việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và doanh nghiệp tư nhân. Với đà cải cách tiếp tục được phát triển, các nền kinh tế còn tụt hậu trong khu vực sẽ có cơ hội học hỏi những thực tiễn tốt từ các quốc gia lân cận”.

Việt Nga