WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm

Diendandoanhnghiep.vn Dù nâng mức dự báo tăng trưởng năm 2018 của Việt Nam lên 6,8%, tuy nhiên Ngân hàng Thế giới (WB) nhận định xu hướng tăng trưởng sẽ giảm dần xuống mức 6,5% năm 2020.

Theo báo cáo “Viễn cảnh kinh tế toàn cầu” vừa được công bố, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng khoảng 6,8% trong năm 2018, tăng 0,3 điểm phần trăm so với con số được đưa ra trong báo cáo hồi tháng 4/2018. Đây là mức cao hơn so với mục tiêu tăng trưởng mà Quốc hội đề ra năm 2018.

Theo đó, xếp Việt Nam vào trong nhóm các nước xuất khẩu nguyên vật liệu, WB cho rằng tăng trưởng mạnh nhưng năng lực khai thác của Việt Nam ở mức cao nên khả năng tiếp tục tăng trưởng bị hạn chế.

Cùng với đó, dù dự đoán Việt Nam sẽ tăng trưởng 6,8% năm nay nhưng WB lại cho rằng xu hướng tăng trưởng sẽ giảm dần. Cụ thể năm 2019 tăng trưởng giảm xuống còn 6,6% và con số này năm 2020 dự đoán mức 6,5%, do các hạn chế ngày càng thể hiện rõ nét hơn.

Nhận định chung về tình hình thế giới, WB cho rằng các nền kinh tế phát triển sẽ tăng trưởng 2,2% năm 2018, giảm xuống còn 2,0% năm 2019 do các ngân hàng trung ương sẽ cắt giảm dần kích cầu.

Trong khi đó, mức tăng trưởng chung tại các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển dự kiến sẽ tăng và đạt mức 4,5% năm 2018, sau đó lên 4,7% năm 2019 do tốc độ hồi phục tại các nước xuất khẩu nguyên vật liệu và giá nguyên vật liệu sẽ cân bằng dần sau đợt tăng giá năm nay.

Thị trường tài chính có khả năng sẽ bất ổn hơn, và mức độ ảnh hưởng của chúng lên các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển cũng tăng lên. Tâm lý bảo hộ mậu dịch tăng lên, đồng thời các bất ổn chính sách và rủi ro địa chính trị cũng tăng.

Theo đó, châu Âu và Trung Á được dự đoán tăng trưởng sẽ giảm từ 3,2% năm 2018 xuống 3,1% năm 2019 do mức phục hồi tại một số nước xuất khẩu nguyên vật liệu chỉ bù đắp phần nào mức sụt giảm tại các nước nhập khẩu.

Khu vực Mỹ La-tinh và Ca-ri-bê dự kiến sẽ tăng và đạt tốc độ tăng trưởng 1,7% năm 2018, 2,3% năm 2019 nhờ tăng tiêu dùng cá nhân và đầu tư. Các nước trong khu vực Trung Đông và Bắc Phi sẽ tăng tốc và đạt mức tăng trưởng 3,0% năm nay, tăng lên 3,3% năm 2019, chủ yếu nhờ các nước xuất khẩu dầu hồi phục sau thời kỳ giá dầu giảm.

 Nam Á được nhận định là Khu vực sẽ tiếp tục tăng tốc độ tăng trưởng lên 6,9% năm 2018 và 7,1% năm 2019 chủ yếu nhờ các rào cản tại Ấn Độ bị gỡ bỏ dần. Các nước Châu Phi hạ Saharan dự kiến sẽ tăng tốc độ tăng trưởng lên 3,1% năm 2018, và 3,5% năm 2019 nhưng vẫn dưới mức tăng trung bình dài hạn của khu vực này.

Cũng theo báo cáo của WB, tăng trưởng các nước đang phát triển trong khu vực Đông Á - Thái Bình Dương được dự báo sẽ giảm nhẹ từ mức dự đoán 6,3% năm 2018 xuống còn 6,1% năm 2019. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến mức suy giảm nhẹ tốc độ tăng trưởng trong khu vực chính là quá trình tái cơ cấu tại Trung Quốc.

Nếu không tính Trung Quốc, tốc độ tăng trưởng các nước dự kiến giảm từ 5,4% năm 2018 xuống còn 5,3% năm 2019. Viễn cảnh này được đưa ra căn cứ vào dự đoán giá nguyên vật liệu tăng nhẹ nhưng mức cầu toàn cầu sẽ giảm nhẹ, và điều kiện vốn toàn cầu sẽ dần thắt chặt.

Trong số các nước nhập khẩu nguyên vật liệu, Thái Lan dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng 4,1% năm nay nhờ tăng cường xuất khẩu nhưng sẽ giảm xuống còn 3,8% năm 2019 do tiềm năng không còn nhiều. Việt Nam và Philippines cũng tăng trưởng mạnh nhưng năng lực đã được khai thác ở mức cao nên khả năng tiếp tục tăng trưởng bị hạn chế phần nào.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết WB dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam có xu hướng giảm tại chuyên mục Kinh tế của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1715114047 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1715114047 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10