Chủ tịch Quốc hội điều hành “trúng vấn đề”

Hồng Hương 01/11/2018 16:48

Chia sẻ bên hành lang Quốc hội, Đại biểu Phan Viết Lượng (Bình Phước) đặc biệt ấn tượng với cách điều hành nhạy bén,“trúng vấn đề” của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân.

Trải qua 3 ngày Quốc hội chất vấn và trả lời chất vấn, tôi thấy hình thức này hay ở chỗ đại biểu phải chắc về thông tin và biên tập thông tin những nội dung trọng tâm cần hỏi. Vừa rõ ràng, vừa tiết kiệm được thời gian. Các đại biểu đã nghiên cứu rất là kỹ các báo cáo của chính phủ khi thực hiện các nghị quyết chuyên đề cũng như những vấn đề nóng của đất nước, cố gắng tìm ra những vấn đề trọng yếu, lựa chọn được những vấn đề để hỏi.

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước)

Đại biểu Phan Viết Lượng (đoàn Bình Phước)

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội nói gì về phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành?

    Đại biểu Quốc hội nói gì về phiên chất vấn các Bộ trưởng, trưởng ngành?

    08:45, 01/11/2018

  • Đại biểu Quốc hội nói gì về các phiên chất vấn và trả lời chất vấn?

    Đại biểu Quốc hội nói gì về các phiên chất vấn và trả lời chất vấn?

    08:00, 30/10/2018

  • [TRỰC TIẾP] Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

    [TRỰC TIẾP] Quốc hội tiến hành chất vấn và trả lời chất vấn

    09:50, 30/10/2018

  • Những điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá XIV

    Những điểm mới trong phiên chất vấn tại kỳ họp thứ 6 - Quốc hội khoá XIV

    04:38, 30/10/2018

Về phía các Bộ trưởng, trả lời chất vấn trong 3 phút nên đi thẳng vào vấn đề, trọng tâm, không vòng vo.

Cách trả lời của các thành viên chính phủ bám sát các các vấn đề mà đại biểu nêu. Họ cũng đã cố gắng đáp ứng được yêu cầu trả lời ngắn gọn nhưng phải thể hiện được ý đầy đủ. Về cơ bản, các thành viên chính phủ đã thực hiện điều đó.

Tuy nhiên, với những vấn đề liên quan đến công tác tư pháp, những vụ án tồn đọng khó giải quyết trước đây do nhiều nguyên nhân, thì kết quả xử lý chưa đạt được như mong muốn. 

Tôi đặt vấn đề câu hỏi cho Bộ trưởng Bộ Nội vụ liên quan đến biên chế giáo viên nói riêng và cải cách biên chế nói chung. Điều tôi muốn chuyển đến Bộ Nội Vụ, đến Chính phủ và các cơ quan rằng việc tinh giản biên chế đối với giáo viên cần phải đảm bảo cơ sở lý luận và thực tiễn.

Phải làm rất là linh hoạt và rất chắc chắn vì mục tiêu của giáo dục chứ không thể cắt giảm một cách cơ học, dẫn đến tình trạng nơi thừa, nơi thiếu, làm ảnh hưởng đến chất lượng, quyền lợi học tập của học sinh.

Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã trả lời được một phần, nhưng kết quả cũng chưa đáp ứng yêu cầu. Tôi mong, Bộ trưởng Bộ Nội vụ tiếp tục tham mưu cho Chính phủ để có những điều chỉnh kịp thời.

Đặc biệt, tôi thấy rất hài lòng với sự điều hành của Chủ tịch Quốc hội Nguyễn thị Kim Ngân. Chủ tịch Quốc hội rất tâm lý, phân loại, sắp xếp rất nhanh câu hỏi nào thuộc lĩnh vực Bộ trưởng, trưởng ngành nào trả lời phù hợp. Có những lúc, tôi cảm thấy rất khó điều hành, nhưng Chủ tịch Quốc hội với phong cách điều hành linh hoạt, nhanh nhạy, định hướng trúng vấn đề khiến người được hỏi lẫn người hỏi đều thuận lợi.

Ấn tượng nhất là phiên chất vấn buổi sáng 1/11, đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dùng quyền tranh luận để trao đổi với Bộ trưởng Bộ Công an. Nhấn mạnh rất ủng hộ cuộc cách mạng trong lĩnh vực công an vừa qua nhưng qua báo cáo, đại biểu Nhưỡng đánh giá “vi phạm của cơ quan điều tra rất khủng khiếp”. Đại biểu Lưu Bình Nhưỡng dẫn số liệu và cho rằng "vi phạm khủng khiếp", song đại biểu Nguyễn Hữu Cầu yêu cầu làm rõ vì "anh em công an rất phân tâm".

Sau nhiều lần tranh luận hai đại biểu chưa tìm được cách hòa giải, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã nhắc nhở ông Nhưỡng hết quyền tranh luận và đề nghị 2 đại biểu gặp nhau, trao đổi cụ thể để làm rõ những vấn đề còn băn khoăn. Chủ tịch Quốc hội đồng thời khuyến khích các đại biểu tranh luận sâu sát các vấn đề, “điển hình là đại biểu Lưu Bình Nhưỡng là người châm ngòi” cho cách chất vấn này.

Hồng Hương