Bản tin tổng hợp tuần từ 17- 22/12

Ngọc Anh 22/12/2018 05:01

Tăng trưởng kinh tế 2019, phát triển kinh tế tư nhân, gỡ “nút thắt” cải tạo chung cư cũ, phát triển công nghiệp hỗ trợ... là những thông tin nóng trong tuần từ 17- 22/12.

1- Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Đưa Việt Nam là công xưởng của ASEAN, Châu Á và thế giới

Đặt mục tiêu tới năm 2030 có khoảng 2.000 doanh nghiệp, Thủ tướng Chính phủ cho rằng cần học hỏi "ý chí lớn" của người Nhật Bản, Hàn Quốc trong phát triển công nghiệp hỗ trợ. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ Việt Nam do Văn phòng Chính phủ tổ chức sáng 19/12.

Thủ tướng cho biết chúng ta đã nội địa hóa được 40-45% nguyên liệu da giày, 15% linh kiện điện tử, 5% linh kiện điện tử tiêu dùng công nghệ cao.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Có thể bạn quan tâm

  • Bản tin tổng hợp tuần từ 10 - 15/12

    Bản tin tổng hợp tuần từ 10 - 15/12

    06:00, 15/12/2018

  • Bản tin tổng hợp tuần từ 03 - 08/12/2018

    Bản tin tổng hợp tuần từ 03 - 08/12/2018

    08:00, 08/12/2018

  • Bản tin cuối tuần từ 26/11 - 1/12

    Bản tin cuối tuần từ 26/11 - 1/12

    06:30, 01/12/2018

  • Bản tin cuối tuần từ 19 - 24/11

    Bản tin cuối tuần từ 19 - 24/11

    08:00, 24/11/2018

  • Bản tin cuối tuần từ ngày 12-16/11

    Bản tin cuối tuần từ ngày 12-16/11

    04:10, 17/11/2018

  • Bản tin cuối tuần từ ngày 5- 10/11/2018

    Bản tin cuối tuần từ ngày 5- 10/11/2018

    05:05, 10/11/2018

  • Bản tin tổng hợp tuần từ 24 - 29/9/2018

    Bản tin tổng hợp tuần từ 24 - 29/9/2018

    07:00, 29/09/2018

2- Nhờ đâu Việt Nam duy trì tăng trưởng cao suốt thập kỷ qua?

Lý giải về con số tăng trưởng kinh tế 2018 ước đạt 6,9 – 7%, ông Đặng Ngọc Tú, Trưởng ban Nghiên cứu và Điều phối chính sách giám sát cho biết, tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2018 nhờ vào động lực chính là ngành công nghiệp chế biến chế tạo và ngành dịch vụ, nông, lâm thủy sản tăng trưởng tốt. Ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng góp khoảng 2,5 điểm% vào tăng trưởng, ngành dịch vụ đóng góp khoảng 2,755 vào tăng trưởng. Tổng cầu của nền kinh tế duy trì mức tăng khá, xuất khẩu và tiêu dùng tăng cao hơn cùng kỳ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3- Giám đốc Công an Đà Nẵng nói gì về “tín dụng đen”?

Tại phiên chất vấn và trả lời chất vấn kỳ họp 9 HĐND TP Đà Nẵng, vấn đề quản lý các cơ sở kinh doanh có điều kiện và hoạt động tín dụng đen trên địa bàn được đại biểu quan tâm đặt ra đối với ông Vũ Xuân Viên, Giám đốc Công an TP Đà Nẵng.

Theo ông Vũ Xuân Viên, Đà Nẵng hiện có 248 cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ, 137 cơ sở kinh doanh karaoke và gần 150 cơ sở hoạt động kinh doanh massage… tất cả đều được mở hồ sơ quản lý và được đề nghị quản lý chặt. Đối với tín dụng đen, ngoài giải pháp tuyên truyền thì Công an Thành phố áp dụng các biện pháp nghiệp vụ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4- "Phát triển kinh tế tư nhân là một bứt phá cho tăng trưởng kinh tế năm tới"

Theo Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, để phát triển kinh tế năm 2019, môi trường đầu tư kinh doanh, phát triển kinh tế tư nhân là một động lực, một bứt phá cho tăng trưởng kinh tế.

Đặc biệt, Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh việc xác định rõ động lực tăng trưởng mới, đó là nông nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến chế tạo, công nghệ thông tin, dịch vụ du lịch, đô thị… “Trong nông nghiệp thì cần chú ý cái gì, hợp tác xã kiểu mới, thu hút hiệu quả doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn”,Thủ tướng nói.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5- Tăng trưởng kinh tế năm 2019 tiềm ẩn những rủi ro nào?

Năm 2019, tăng trưởng kinh tế có thể đạt mức tăng trưởng 7% nhưng còn nhiều rủi ro, cần cải cách thể chế và môi trường kinh doanh mạnh mẽ để gia tăng đầu tư tư nhân, tái cơ cấu kinh tế triệt để.

Trong khi, kinh tế Việt Nam năm 2018 được dự báo tăng trưởng đạt 6,9-7%, mức cao nhất 10 năm. Thì tăng trưởng năm 2019 được cho là sẽ vẫn tiếp đà, đây cũng là năm đóng vai trò nước rút cho việc thực hiện Kế hoạch 5 năm 2016 – 2020 và cả Chiến lược 10 năm 2011 - 2020.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6- Sức mạnh “mềm” của sắc đẹp nhìn từ thành tích của H’hen Nie

Nếu có nhiều hơn những H’hen Nie được xướng tên ở tầm quốc tế đồng nghĩa với việc “thương hiệu Việt Nam” đã, đang và tiếp tục được định hình.

Cái đẹp của phụ nữ là nguồn cảm hứng bất tận trong thơ ca, âm nhạc, hội họa... từ bức hình người mẹ Việt Nam chân chất cho đến bức họa nàng Mona Lisa bí ẩn - phụ nữ và vẻ đẹp của họ vẫn là nan đề chưa có đáp án cuối cùng với nhiều tỷ đàn ông từng sống và đang sống. Tạo hóa ban cho phụ nữ vẻ đẹp hình thể - trước hết để duy trì sự tồn tại của thế giới này, nhưng loài người thống trị thế giới bằng ý thức nên vẻ đẹp của người phụ nữ ngày phải được nhìn nhận dưới “lăng kính của ý thức”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7- Bóng đá và triết lý của chiến thắng

Bóng đá là môn chơi tập thể, trong tập thể không thể thiếu những cá nhân xuất sắc gọi là “ngôi sao” cá nhân xuất chúng có thể một phút lóe sáng làm thay đổi cục diện. Nhưng cá nhân - dù hay đến mấy cũng không thể “đơn thương độc mã” suốt chặng đường dài.

Vậy, ở đây lại xuất hiện mâu thuẫn giữa “cá nhân và tập thể”, giữa “cái chung và cái riêng”. Làm thế nào để phát huy tố chất cá nhân mà không ảnh hưởng đến lối chơi chung?. Nhiều trận đấu ở AFF Cup, ông Park hay dùng Công Phượng từ băng ghế dự bị vì biết khả năng đi bóng của ngôi sao này có thể phát huy tác dụng khi thể lực đối thủ giảm sút.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8- 23m một ổ gà: Xin đừng xem nhẹ mạng sống người dân!

Đoạn đường Quốc lộ 1, nối tỉnh Bình Định với Phú Yên hiện đang có tới 5.200 ổ gà. Tính cơ học thì cứ 23m lại có 1 ổ gà xuất hiện trên tuyến đường.

Thực tế, riêng tại cung đường này đang tồn tại quá nhiều vấn đề đòi hỏi cơ quan chức năng phải trả lời như:  Tại sao đường đang trong thời hạn bảo hành mà lại “tan nát” như vậy? Trách nhiệm của Bộ chủ quản, nhà thầu, giám sát và đơn vị nghiệm thu đến đâu? Rồi, có ai chịu trách nhiệm cho chuyện người dân bị mất mạng  do “vấp” ổ gà, ổ voi” không, cũng là những câu hỏi mà dư luận quan tâm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9- Doanh nghiệp địa ốc đối mặt nguy cơ “lỗ chồng lỗ”

Những bất cập của Nghị định số 20/2017/NĐ-CP quy định về quản lý thuế đối với doanh nghiệp có giao dịch liên kết đang ảnh hưởng rất lớn đến nhiều doanh nghiệp trong nước.  Mặc dù Nghị định 20 ra đời được kỳ vọng sẽ là bước chuyển trong việc chống chuyển giá ở doanh nghiệp FDI nhưng thực tế cho thấy, các doanh nghiệp trong nước, đặc biệt là doanh nghiệp địa ốc bị vạ.

Luật sư Trương Thanh Đức - Chủ tịch HĐTV Basico chỉ rõ quy định này không hợp lý. Trong trường hợp doanh nghiệp thật sự phải chi trả chi phí lãi vay cao hơn tỷ lệ khống chế nói trên thì quy định của nghị định trái luật, vi phạm quyền huy động vốn từ mọi nguồn một cách hợp pháp để phục vụ nhu cầu kinh doanh.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10- Gỡ “nút thắt” cải tạo chung cư cũ: Cần tuân thủ nguyên tắc đồng thuận cộng đồng

Việc cải tạo chung cư cũ đã được thảo luận rất nhiều kể từ Luật Nhà ở 2005 cho đến Luật Nhà ở 2014 nhưng đến nay vẫn dừng ở mức ý tưởng.

Tại Việt Nam, trong thời gian vừa qua khi tiến hành cải tạo tại một số tòa nhà chung cư cũ, nhiều hộ dân đòi đền bù gấp đôi hoặc một số ít thành phần cố tình không đồng thuận, như vậy nếu áp dụng phương án đồng thuận 100% sẽ không bao giờ thực hiện được. Do đó, dù theo phương án nào cũng đều phải tuân thủ nguyên tắc đồng thuận cộng đồng, chỉ cần ít nhất 70% cộng đồng đồng thuận thì phương án sẽ được duyệt và những cư dân còn lại phải chấp hành. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11- Nghìn lẻ một chuyện giải quyết mâu thuẫn chung cư

Mới đây, một chủ đầu tư có tiếng trên địa bàn Hà Nội đã chấp nhận “xuống nước” để đi đến tiếng nói chung với hàng trăm cư dân.

Ngày 17/12, Ban Đại diện khách hàng dự án D’. Capitale đã chính thức gửi đơn bãi nại tới các cơ quan chức năng đề nghị được rút đơn tố cáo những vấn đề vướng mắc tại dự án. Sự việc khiến nhiều người bất ngờ bởi cách đó không lâu chính những khách hàng này đã cầu cứu khắp nơi tố cáo chủ đầu tư liên quan đến một số vấn đề như hành lang nhỏ, thang thoát hiểm, điều hoà hành lang, điều hòa thang máy không đảm bảo.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12- Công nghiệp hỗ trợ cần “cú hích” từ chính sách

Nhiều chuyên gia khẳng định việc hoàn thiện về mặt chính sách sẽ là tiền đề để ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vươn mình phát triển mạnh mẽ.

Theo số liệu của Bộ Công Thương, số doanh nghiệp đang hoạt động trong công nghiệp hỗ trợ hiện chiếm gần 4,5% tổng số doanh nghiệp của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo; tạo việc làm cho hơn 550.000 lao động. Hiện nay, doanh nghiệp sản xuất linh kiện Việt Nam có năng lực khá tốt tại một số lĩnh vực. Tuy nhiên, theo nhận định của nhiều chuyên gia, nhìn chung, ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam vẫn chưa đáp ứng yêu cầu của cả nhà quản lý và các doanh nghiệp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13- TP.HCM: Thu hồi rồi lại hủy quyết định thu hồi "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn

Ban hành quyết định số 5671/QĐ-UBND về việc thu hồi "đất vàng" 8-12 Lê Duẩn chưa lâu, UBND TP.HCM lại vừa ban hành tiếp quyết định thu hồi quyết định số 5671.

Quyết định thu hồi quyết định số 5671/QĐ-UBND của TP.HCM nêu rõ căn cứ theo đề nghị của Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công An.

Đây là quyết định của UBND TP về thu hồi khu đất "vàng" số 8-12 đường Lê Duẩn theo kết luận của Thanh tra Chính phủ và chỉ đạo của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14- Việt Nam lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật thương mại quốc tế

Ngày 18/12, Việt Nam đã lần đầu tiên trúng cử thành viên Ủy ban Luật Thương mại quốc tế (UNCITRAL) nhiệm kỳ 2019-2025, với 157/193 phiếu bầu trong cuộc bầu cử tại Đại hội đồng Liên hợp quốc (ĐHĐ LHQ) khóa 73 tại New York, Mỹ.

Sự kiện Việt Nam trở thành thành viên UNCITRAL đánh dấu bước tiến tiếp theo trong việc chủ động, tích cực hội nhập quốc tế của Việt Nam, cụ thể ở đây là hội nhập pháp lý đa phương, thực hiện chủ trương tham gia xây dựng, định hình luật chơi chung ở cấp độ quốc tế trong khuôn khổ LHQ.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15- Kỳ vọng sớm gỡ "nút thắt" cho dự án BT

Văn phòng Chính phủ đã có thông báo kết luận của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tại buổi họp Thường trực Chính phủ xem xét dự thảo Nghị quyết của Chính phủ về sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án BT. Theo đó, để sớm khắc phục khoảng trống pháp lý trong đầu tư theo hình thức BT, Thường trực Chính phủ chỉ đạo, đối với dự thảo Nghị quyết, Bộ Tài chính khẩn trương chủ trì, phối hợp với các Bộ Tư pháp, Kế hoạch và Đầu tư rà soát, hoàn chỉnh lại dự thảo Nghị quyết theo hướng tập trung xử lý chuyển tiếp đối với các dự án đã ký Hợp đồng BT trước ngày 1/1/2018, không hồi tố, nhưng bảo đảm chặt chẽ, đúng quy định của pháp luật, tạo điều kiện cho đầu tư phát triển, không gây khó khăn, vướng mắc cho nhà đầu tư…

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16- M&A và chuyện “kiến nuốt voi”

Gần đây nhất, thị trường chứng khoán Việt Nam chứng kiến giao dịch đấu giá cổ phần khá kỳ thú của An Quý Hưng với Tcty Cổ phần Xây dựng và Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vinaconex, HNX: VCG)- Doanh nghiệp có tổng tài sản- nguồn vốn đạt trên 20.000 tỷ đồng.

Kỳ thú là bởi, An Quý Hưng là một doanh nghiệp có vốn điều lệ chỉ 360 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu chỉ 456 tỷ đồng, tổng tài sản là 999,6 tỷ đồng (tính tại ngày 31/12/2017). Thế nhưng, An Quý Hưng đã bỏ ra tổng giá trị 7.366 tỷ đồng để trúng đấu giá trọn lô 255 triệu cổ phiếu VCG, qua đó sở hữu 58% cổ phần tại VCG.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17- Đầu tư hạ tầng hàng không đối mặt với sự phát triển theo tầm nhìn quy hoạch

Theo Quyết định 236/QĐ-TTg được Thủ tướng phê duyệt đầu năm 2018, đến năm 2030 trong số 28 sân bay được khai thác, Nội Bài, Đà Nẵng, Cam Ranh, Tân Sơn Nhất, Long Thành là các cửa ngõ quốc tế trọng điểm. Quyết định 236 cũng tập trung phát triển thêm các đường bay theo mô hình hoạt động “điểm - điểm”, khuyến khích mở các chuyến bay quốc tế đi và đến các cảng hàng không có nhu cầu và tiềm năng phát triển du lịch...

Dự kiến tổng nhu cầu vốn cho các dự án cảng hàng không lên tới 227.800 tỷ đồng, tương đương 14,2 tỷ USD. Trong đó, đầu tư mua máy bay 117.000 tỷ đồng (7,3 tỷ USD), đầu tư cơ sở vật chất cảng 90.000 tỷ đồng (5,6 tỷ USD).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18- Hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo

Theo nghiên cứu của Bkav, trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin.

Nghiên cứu của Bkav cũng chỉ ra năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra đối với người dùng Việt Nam lên mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, nhiều hơn 21% so với mức thiệt hại của năm 2017.

Đáng chú ý là tỉ lệ cơ quan, doanh nghiệp Việt Nam bị lợi dụng đào tiền ảo tràn lan. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19- Đặt nhiều kỳ vọng, vì sao Thế giới Di động đóng cửa trang thương mại điện tử Vuivui?

Vuivui.com là nền tảng thương mại điện tử được Thế giới Di Động phát triển từ năm 2016 và chính thức bán hàng từ năm 2017. Sự ra đời của nền tảng thương mại điện tử này theo CEO Nguyễn Đức Tài - Chủ tịch Hội đồng quản trị MWG là nhằm cạnh tranh "miếng bánh" tiềm năng của thị trường bán lẻ online với các đối thủ.

Vị CEO này cũng từng kỳ vọng trang thương mại điện tử Vui vui sẽ tăng trưởng mạnh trong vòng 4-5 năm tham gia thị trường và vượt doanh thu chuỗi cửa hàng Thế giới Di Động. Tuy nhiên trang thương mại điện tử của Thế giới Di Động đã đóng cửa khi mới đi chưa được nửa chặng đường (gần 2 năm) đề ra theo kế hoạch ban đầu.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20- Hành trang giá “sốc” giúp Vsmart tự tin chinh phục thị trường

Với mức giá rẻ hơn so với đối thủ cùng phân khúc từ 20 - 50%, hệ thống phân phối, bảo hành rộng nhất Việt Nam, điện thoại Vsmart đang có cơ sở để tự tin trong lần đầu tiên gia nhập thị trường.

Báo DĐDN đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Việt Quang - Phó Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Vingroup ngay sau lễ ra mắt điện thoại Vsmart tại toà nhà cao nhất Việt Nam Landmark 81.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

21- Grab có vi phạm “tập trung kinh tế”?

Uber đã đổi thị trường ĐNA để lấy 26% cổ phần của Uber. Như vậy, xét trong khuôn khổ rất giới hạn của Điều 16 Luật Cạnh tranh 2004 và hướng dẫn của Điều 34 Nghị định116, Uber không đủ để kiểm soát Grab. Trong khi đó Grab lại không sở hữu cổ phần của Uber, nên họ không có quyền biểu quyết trong các cơ quan quản lý của Uber (mặc dù thực tế thoả thuận M&A đã chuyển toàn bộ hoạt động của Uber tại ĐNA cho Grab).

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22- Vì sao doanh nghiệp không "mặn mà" đầu tư vào nông nghiệp?

Lý giải vì sao doanh nghiệp không mặn mà đầu tư vào nông nghiệp, TS. Đặng Kim Sơn, nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược nông nghiệp, nông thôn cho rằng, khó khăn lớn nhất chính là đất đai. Các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp sợ nhất không có đất để mở nhà máy, không thể liên kết được nhiều hộ nông dân có diện tích đất nhỏ lẻ. Doanh nghiệp nông nghiệp đang thiếu vốn nghiêm trọng, trong đó có vốn đầu tư trung hạn, đầu tư dài hạn ngay cả vốn ngắn hạn còn thiếu. Lao động trong các cơ sở sản xuất nông nghiệp hầu hết là lao động thời vụ, không có trình độ, tay nghề, không có ý thức gắn bó cũng là điểm khó khăn cho các doanh nghiệp nông nghiệp phát triển.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23- Tia hy vọng mới cho HAG

Với kỳ vọng phát hành cổ phiếu riêng lẻ, cộng với khoản vốn rót tiếp từ Thaco, thì ánh sáng cuối đường hầm của CTCP Hoàng Anh Gia Lai (HoSE: HAG) có lẽ sẽ không còn chỉ le lói. Trước hết, phải nói rõ rằng HAG và HNG đã không còn thuần túy là “doanh nghiệp của bầu Đức”, kể cả khi ông Đức vẫn đứng cương vị Chủ tịch HĐQT 2 doanh nghiệp này. Theo sổ sách, ông Đức đang nắm 35,23% cổ phiếu HAG và không còn là cổ đông lớn tại HNG. Tuy nhiên, tại CTCP Hoàng Anh Gia Lai nơi ông là cổ đông lớn nhất, vẫn đang nắm giữ 63,33% (tại 30/9/2018). 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

24- Chu kỳ tăng điểm mới sớm bắt đầu

Chu kỳ tăng điểm mới của chứng khoán Việt Nam sẽ sớm bắt đầu, dù điều đó đang phụ thuộc không nhỏ vào diễn biến từ thế giới.

Trong một kịch bản tích cực nhất, dòng vốn ngoại sẽ tiếp tục gia tăng ở quỹ E1VFM VN30. Thống kê cho thấy trong tuần vừa qua quỹ này đã hoán đổi hơn 23,6 triệu đơn vị CCQ, tương đương 350 tỷ đồng giải ngân vào nhóm cổ phiếu VN30. Đây có thể là dòng vốn đến từ Thái Lan khi một thông tin gần nhất cho thấy Bualuang Securities sẽ phát hành chứng chỉ lưu ký Depositary Receipt (DR) với giá trị 5 tỷ Bath (151,5 triệu USD). Vì thế, khả năng dòng tiền này sẽ còn tiếp tục gia tăng ở quỹ tạo động lực không nhỏ đối với thị trường. Việc FED bật tín hiệu chỉ tăng lãi suất thêm 2 lần trong năm 2019, thay vì 3 lần như dự kiến trước đó, sẽ giúp thị trường chứng khoán thế giới hồi sinh.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25- PNJ hút mạnh vốn ngoại vì đâu?

Trên sàn HoSE, khối ngoại đã mua vào khối lượng cổ phiếu trị giá hơn 907 tỷ đồng, tăng gần 50% so với phiên 17/12. Trong khi đó, khối này bán số lượng cổ phiếu trị giá gần 518 tỷ đồng, giảm gần 16% so với phiên trước đó. Như vậy, khối ngoại đã mua ròng số lượng cổ phiếu trị giá 389 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm qua. Trong đó, PNJ đã được mua ròng mạnh nhất với gần 2,4 triệu đơn vị, trị giá 253 tỷ đồng. Trước đó PNJ đã kín room ngoại (49%), nhưng do phát hành cổ phiếu ESOP cho người lao động, nên doanh nghiệp này đã "hở" room ngoại.

Sở dĩ khối ngoại quan tâm nhiều tới cổ phiếu PNJ là do tình hình sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp này vẫn đang tích cực…

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

26- EU năm 2018: Brexit, bạo động và vấn đề ngân sách

Dường như 2018 là một năm bận rộn cho EU khi vấn đề Brexit kéo dài và rắc rối, bạo loạn và bất ổn dân sự ở Pháp và kế hoạch chi tiêu ngân sách Brussels phải sắp xếp với Ý đang nổi lên

Thủ tướng Vương quốc Anh Theresa May đã hủy bỏ một cuộc bỏ phiếu quan trọng của quốc hội về thỏa thuận Brexit mà bà đã ký với EU. Điều đó đã tạo ra một chuỗi các sự kiện hỗn loạn mà đỉnh điểm là việc bà May đã "sống sót" sau một cuộc bỏ phiếu tín nhiệm được kêu gọi bởi một số thành viên quốc hội (nghị sĩ) đáng chú ý trong Đảng Bảo thủ của chính bà.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

27- Bắt bà Mạnh Vãn Châu: Ông Trump tìm "lối tắt" đến Bắc Kinh!

Nhà Trắng đưa ra lý do rằng Huawei đã vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ lên Iran để lý giải cho việc bắt giữ Mạnh Vãn Châu. Thế nhưng đó có phải lý do thực sự?

Về việc bắt giữ Mạnh Vãn Châu vì nghi ngờ vi phạm lệnh cấm xuất khẩu của Hoa Kỳ đối với Iran lần này, giới quan sát hoài nghi liệu có phải là “phát súng đầu” của Mỹ đối với Huawei hay không. Hơn nữa, bà Mạnh được biết đến như là người khả năng nhất sẽ kế vị chức chủ tịch của Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất và cũng là “thể diện” của Trung Quốc.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

28- Một Trung Quốc siêu cường: Giá đỡ lý luận

Trung Quốc vừa kỷ niệm 40 năm mở cửa, cải cách và hội nhập. Nếu bỏ ngoài những tác động tiêu cực, nền kinh tế và “mô hình Trung Quốc” là tiêu biểu trong trong giai đoạn nửa cuối thế kỷ 20 và sẽ còn phát huy tác dụng ít nhất vài thập kỷ tiếp theo.

Đối với nhiều người Trung Quốc là một “điều kinh ngạc lớn”, nhưng mọi chuyện có nguyên nhân của nó. Một Trung Quốc có nội lực từ nền tảng tư tưởng được tích góp qua nhiều thiên niên kỷ là điều dễ nhìn thấy.

Lịch sử tư tưởng Trung Quốc là một kho tàng độ sộ bậc nhất trên thế giới - không chỉ ở trong lãnh thổ mà nó được truyền bá rộng rãi ở Đông Á, phương Tây, nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam đã vận dụng và thành công nhất định.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

29- Khi người dân và chính quyền “đối thoại” qua mạng xã hội

"Sử dụng môi trường mạng, mạng xã hội góp phần kết nối, đối thoại 24/7 giữa chính quyền với doanh nghiệp, người dân". - Đó là quan điểm được ông Nguyễn Tiến Quang – Giám đốc Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam (VCCI) – Chi nhánh Đà Nẵng chia sẻ Hội thảo “Sử dụng mạng xã hội trong đối thoại chính quyền và doanh nghiệp” do VCCI và Facebook tổ chức tại TP Đà Nẵng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

Ngọc Anh