Bản tin tổng hợp tuần từ 10 - 15/12

Nha Trang 15/12/2018 06:00

Thủ tướng gợi ý 4 mũi nhọn kinh tế cho tỉnh Hoà Bình, Kinh tế nền tảng - tái định nghĩa kinh doanh, Chung kết AFF Cup 2018, ngưng nhập sở,...là những tin nóng trong tuần từ 10 - 15/12/2018.

1. Thủ tướng gợi ý 4 mũi nhọn kinh tế cho tỉnh Hoà Bình

Theo Thủ tướng, trong 9 “bông hoa” xung quanh Hà Nội thì “bông hoa” Hòa Bình là lớn nhất (tỉnh có diện tích lớn nhất trong các tỉnh vùng Thủ đô). Đây là nơi cung cấp nguồn nước cho Thủ đô, có nhà máy thủy điện lớn nhất Đông Nam Á. Con người Hoa Bình cần cù lao động, chân thành. Điều kiện tự nhiên thuận lợi, gần thị trường lớn là Hà Nội. Hòa Bình có nhiều tiềm năng quý giá, với núi rừng Tây Bắc hùng vĩ, hiện diện ngay trong vùng Thủ đô, ít nơi nào thuận lợi được như thế.

Để Hòa Bình có bước phát triển mạnh mẽ, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc gợi ý tỉnh tập trung vào 4 mũi nhọn kinh tế, đây cũng là gợi ý cho các nhà đầu tư.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

2. Kinh tế nền tảng - tái định nghĩa kinh doanh

"Liên minh taxi Việt" - tập hợp của 17 hãng taxi trên cả nước, đang có kế hoạch chiếm lĩnh lại thị trường.. Không dừng lại ở đó, để cạnh tranh với Grab về mặt công nghệ, liên minh cho biết sẽ hoạt động trên nền tảng công nghệ Emddi - như một ứng dụng gọi xe, do các nhà khoa học của Đại học quốc gia Hà Nội nghiên cứu và phát triển.

Điều đó cho thấy, Nền tảng – platform mô hình kết nối giữa người mua và người bán đang trở nên thách thức với Việt Nam trên các phương diện luật pháp, quản lý thuế.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

3. GDP Việt Nam có thể giảm 0,6% do bất lợi từ cuộc chiến Mỹ - Trung

Kết quả mô phỏng của WB cho thấy tác động bất lợi do tính bất định và đầu tư có thể sẽ lớn hơn so với lợi ích thu được nhờ chuyển hướng thương mại, khiến cho GDP Việt Nam có thể giảm 0,6%. Bên cạnh đó, một rủi ro nữa là Việt Nam cũng có thể phải đối mặt với tranh chấp thương mại khi đang có thặng dư thương mại theo cơ cấu với Mỹ.

“Việt Nam cũng có thể phải chịu tác động tiêu cực khi toàn cầu suy giảm. Căng thẳng thương mại tăng lên có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi toàn cầu và hạ thấp nhu cầu trên toàn cầu” - Sebastian Eckardt, Chuyên gia kinh tế trưởng của WB nhìn nhận.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

4. Chung kết AFF Cup 2018: Liệu Việt Nam có hóa Rồng?

Đến tận bây giờ, người hâm mộ vẫn chưa nguôi ngoai sau trận đấu trên sân Bukit Jalil của thầy trò huấn luyện viên Park – Hang – Seo. Đây được coi là trận đấu nhiều cảm xúc thăng hoa lẫn tiếc nuối nhất.

Ngày 15/12 này, trận đấu lượt về trên “chảo lửa” Mỹ Đình sẽ là trận đấu mang nhiều cảm xúc nhất cho người dân Việt Nam. Họ mong chờ thương hiệu “Rồng vàng” của đội tuyển không chỉ là một tên gọi.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

5. Ngưng nhập Sở: “Tiến trình gọn nhẹ” đến bao giờ xong?

Công cuộc tinh giản biên chế nói thẳng ra là thất bại toàn tập đến thời điểm này. Hai năm tinh giản biên chế (2015 - 2017) làm... tăng thêm 96.000 người! Sau 30 năm đổi mới, cả nước đã dôi lên 19 tỉnh, 178 huyện và 1.136 xã!

Việt Nam 30 đầu mối Bộ, cơ quan ngang Bộ. Trong khi đó, ở Nhật Bản con số này chỉ là 11, Singapore là 15, Trung Quốc 20,… so với các nước châu Âu thì Việt Nam cũng cao hơn rất nhiều.

Có nhiều người nói vui rằng, cơ chế “một cửa nhưng cần… nhiều chìa khóa mới mở được”. Đó phải chăng là rắc rối phát sinh ngay trong cái tưởng chừng như tiện lợi?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

6. NCIF xây dựng 2 kịch bản cho tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019-2020

Tại buổi tọa đàm khoa học “Kinh tế Việt Nam 2016-2018 và dự báo tăng trưởng 2019-2020” do Trung tâm Thông tin và dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (NCIF) tổ chức mới đây, TS. Đặng Đức Anh, Trưởng ban- Ban Phân tích và Dự báo, NCIF đã đề cập đến những điểm nổi bật của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn 2016 – 2018.

Ông Đức Anh cũng đã đưa ra 2 kịch bản dự báo tăng trưởng kinh tế 2019-2020. Theo đó, nền kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng 6,84%/7,02% (kịch bản cơ sở/kịch bản cao) trong năm 2019 và 7%/7,2% năm 2020. Sự khác nhau giữa hai kịch bản phụ thuộc nhiều vào tăng trưởng kinh tế thế giới và tỷ lệ chi đầu tư phát triển.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

7. Bong bóng xe công nghệ và bại tướng xe buýt, hạ tầng giao thông

200 chủ xe buýt tại TP.HCM tuyên bố bỏ tuyến, đình công. Xe buýt ở cả Hà Nội và HCM sụt giảm khách nghiêm trọng.  

Trong khi các nước tiên tiến vẫn đang nỗ lực xây dựng không ngừng những hệ thống giao thông công cộng thì Việt Nam với sự bùng nổ quá đáng của xe ôm công nghệ, lại đang đi ngược lại quá trình phát triển ấy. Đây là lúc các chính sách quy hoạch ở nước ta phải được thực hiện một cách hiệu quả hơn nữa, nhằm ngăn chặn viễn cảnh tồi tệ xảy ra.

Nỗ lực phát triển giao thông công cộng, giảm tải hạ tầng cả chục năm nay của chính quyền đang bị xe công nghệ đe dọa làm phá sản chỉ trong vài ba năm.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

8. Công bố Lệnh của Chủ tịch nước về 9 luật vừa được Quốc hội thông qua

Ngày 11/12 Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo Công bố Lệnh của Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam công bố 9 Luật đã được Quốc hội khóa XIV, kỳ họp thứ 6 thông qua.

Tại buổi họp báo, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Chủ tịch nước Chu Văn Yêm đã công bố Lệnh của Chủ tịch nước về việc công bố 9 Luật gồm: Luật Bảo vệ bí mật Nhà nước; Luật Đặc xá; Luật Trồng trọt; Luật Chăn nuôi; Luật Cảnh sát biển Việt Nam; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học; Luật Phòng, chống tham nhũng; Luật Công an nhân dân; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

9. Cải cách kiểm tra chuyên ngành: Tiết kiệm hơn 5 nghìn tỉ đồng/năm

Tổ công tác của Thủ tướng vừa có Báo cáo về tình hình ban hành văn bản quy định chi tiết thi hành luật, pháp lệnh, các văn bản liên quan đến kiểm tra chuyên ngành, điều kiện kinh doanh và kết quả kiểm tra tháng 11 của Tổ công tác.

Theo đó, việc đơn giản, cắt giảm danh mục hàng hóa kiểm tra chuyên ngành và điều kiện kinh doanh có chuyển biến so với tháng trước. Tính đến thời điểm hiện tại, theo kế hoạch, còn 42 văn bản quy phạm pháp luật (16 luật, 26 nghị định) về cắt giảm, đơn giản điều kiện kinh doanh và 07 văn bản (3 nghị định, 4 thông tư) liên quan đến cải cách hoạt động kiểm tra chuyên ngành chưa được ban hành.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

10. Dự thảo Nghị định về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình sửa đổi: Đánh đố doanh nghiệp

Sáng 12/12, Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam (VCCI) phối hợp cùng Hiệp hội Thương Mại Hoa Kỳ tại Hà Nội (Amcham) tổ chức hội thảo lấy ý kiến về Dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 06/2016/NĐ-CP về quản lý, cung cấp và sử dụng dịch vụ phát thanh, truyền hình (Dự thảo Nghị định) do Bộ Thông tin và Truyền thông (Bộ TTTT) đang chủ trì soạn thảo nhằm tạo ra một diễn đàn đối thoại mở với cộng đồng doanh nghiệp.

Hội thảo đã thu hút nhiều ý kiến đóng góp đa chiều, đặc biệt là những ý kiến từ cộng đồng doanh nghiệp trong nước và nước ngoài, những đối tượng sẽ thực thi và chịu tác động trực tiếp từ những quy định của Nghị định. 

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

11. Bộ Công Thương cảnh báo việc cho vay online với lãi suất "cắt cổ"

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công Thương) vừa phát đi thông báo một số lưu ý khi thực hiện vay tiền trực tuyến.

Theo đó, trong quý 3/2018, sự sụp đổ của hàng loạt các mô hình cho vay trực tuyến, kéo theo các vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới cuộc sống, tính mạng của người dân tại Trung Quốc đã đặt ra nhiều vấn đề mang tính cấp bách cho các nền kinh tế trong khu vực châu Á.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

12. Sự tham gia của nhà đầu tư tư nhân vào khu vực DNNN còn hạn chế

Việc chậm cổ phần hóa, thoái vốn hiện nay do phê duyệt phương án cơ cấu lại, đã và đang ảnh hưởng đến tiến độ triển khai thực hiện và khả năng hoàn thành mục tiêu cơ cấu lại doạnh nghiệp nhà nước.

Đánh giá nguyên nhân của sự chậm chạp này, ông Lê Song Lai, Phó Tổng Giám đốc Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cho rằng, các quy định pháp luật điều chỉnh hoạt động thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp còn chồng chéo và được đưa ra ở nhiều văn bản thay vì tại 1 văn bản duy nhất. Từ đó dẫn đến nhiều hệ lụy phát sinh như việc tham chiếu, vận dụng gặp không ít khó khăn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

13. Cảnh báo về hoạt động huy động vốn theo phương thức đa cấp của Dự án Hoàng Gia 

Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng (Bộ Công thương) vừa đưa ra cảnh báo về hoạt động huy động vốn theo phương thức đa cấp của Dự án Hoàng Gia.

Theo đó, hiện nay trên phương tiện Internet có đăng tải các nội dung giới thiệu một tổ chức/công ty có tên Dự án Hoàng Gia cung cấp giải pháp hỗ trợ tiêu dùng cho cộng đồng, vừa tiết kiệm chi phí sinh hoạt, đồng thời gia tăng thu nhập với rất nhiều tiện ích. Tuy nhiên, đến nay chưa có tên đơn vị/tổ chức nào có tên Công ty TNHH Đầu tư Thương mại Dự án Hoàng Gia hay Công ty Cổ phần Tập đoàn Dự án Hoàng Gia được cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp quy định pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh theo phương thức đa cấp.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

14. Khi taxi truyền thống “muốn đi xa"

Sau những hậm hực, lung túng… khi bị Uber, Grab nhảy vào chiếm lĩnh thị trường, giải pháp "liên minh" chính là câu trả lời cho khát vọng "muốn đi xa" của các hãng taxi truyền thống.

Liên minh Taxi Việt - liên minh taxi truyền thống lớn nhất Việt Nam vừa chính thức ra đời tụ hội tới 17 công ty taxi truyền thống trên cả nước như Thanh Nga, Vạn Xuân, Thăng Long... với số lượng gần 12.000 đầu xe. VIC, Open99 (thương hiệu mới của Mai Linh Đông Đô) sẽ gia nhập vào tháng 12, đưa số lượng xe tại Hà Nội lên con số 4.000 xe.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

15. Cổ phiếu ngân hàng sẽ “nổi sóng”?

Dù nhiều nhà đầu tư (NĐT) còn thận trọng với nhóm cổ phiếu ngân hàng, nhưng mức giá hiện nay của nhóm này được cho là tương đối rẻ.

Trong giai đoạn này, NĐT đang tích cực tìm kiếm cơ hội từ nhóm ngành sẽ dẫn sóng nếu như thị trường tăng điểm. Những ngành được chỉ ra có sự hấp dẫn như Thủy sản, Dệt may, Điện, Cảng biển, Logistics..., nhưng vốn hóa nhóm này quá nhỏ và khó tạo sự đột biến. Vì thế, nhóm ngân hàng có thể lại một lần nữa có thể sẽ tạo sóng, dù kỳ vọng không còn quá lớn như giai đoạn cuối năm 2017, đầu 2018, nhưng đủ để thúc đẩy một sự hứng khởi trên thị trường. Dù không ít NĐT còn thận trọng với nhóm ngân hàng, nhưng ở mức giá hiện nay được cho là tương đối rẻ với những gì mà ngành này làm được trong năm nay.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

16. Động lực nào đang hỗ trợ giá vàng ngắn hạn?

FED giảm tốc độ tăng lãi suất, bất ổn Brexit, triển vọng nhu cầu vàng vật chất ở Ấn Độ… là những động lực đang hỗ trợ tích cực cho giá vàng ngắn hạn.

Bà Bart Melek, Trưởng ban nghiên cứu chiến lược của TD Securities, cho biết trong các tuần vừa qua các quan chức của FED đều khẳng định FED sẽ căn cứ vào các số liệu kinh tế Mỹ được công bố trong thời gian tới để điều hành chính sách tiền tệ cho phù hợp. Điều này cho thấy FED sẽ thận trọng hơn về lãi suất trong năm 2019.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

17. Chứng khoán Việt Nam vẫn trong xu hướng tăng điểm

Theo phân tích kỹ thuật, khối lượng giao dịch vẫn duy trì trên mức bình quân 20 phiên cho thấy dòng tiền vẫn đang khá tích cực. VN-Index đóng cửa trên MA20, cộng với chỉ số ADX phân kỳ dương và nằm trên 21, cho thấy xu hướng phục hồi hiện tại vẫn đang được duy trì, và những phiên giảm nhẹ vừa qua chỉ mang tính điều chỉnh kỹ thuật. Theo đó, nếu vượt qua 968 điểm, thì VN-Index sẽ lên tới vùng 970-975 điểm, kế tiếp là vùng 990 điểm. Ngược lại, chỉ số sẽ giảm nhẹ về vùng 935-945 điểm, kế tiếp là 925 điểm. 

Với những thông tin cơ bản vẫn tích cực, thì thị trường chứng khoán (TTCK) Việt Nam sẽ tiếp tục tăng điểm trong thời gian tới.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

18. Số phận Đạm Ninh Bình lại “ngàn cân treo sợi tóc”?

Báo cáo tình hình trả nợ vay đầu tư Dự án Đạm Ninh Bình, Vinachem cho biết, Đạm Ninh Bình và tập đoàn không có đủ khả năng trả nợ toàn bộ các khoản vay đến hạn trong năm 2018 cho VDB.

Theo Tập đoàn Hóa chất Việt Nam (Vinachem), tổng số tiền gốc phải trả và tiền lãi phát sinh, lãi quá hạn chưa trả tính đến tháng 9/2018 mà Đạm Ninh Bình phải trả cho VDB lên tới 473,3 tỷ đồng và 324.700 USD. Trong số này, đến nay Vinachem mới trả nợ gốc được tổng cộng 50 triệu đồng và 324.700 USD. Tổng số tiền gốc và lãi bao gồm cả nợ gốc và lãi quá hạn chưa được tập đoàn thanh toán cho chủ nợ lên tới 473,2 tỷ đồng.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

19. Khống chế chi phí lãi vay gây khó cho các doanh nghiệp địa ốc

Hiệp hội Bất động sản Việt Nam (VNREA) vừa có công văn gửi Thủ tướng Chính phủ kiến nghị xem xét cân nhắc về quy định khống chế chi phí lãi vay trong Nghị định 20. Theo đó, VNREA chỉ rõ tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 20 quy định “Tổng chi phí lãi vay phát sinh trong kỳ của người nộp thuế được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp không vượt quá 20% của tổng lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh cộng với chi phí lãi vay, chi phí khấu hao trong kỳ của người nộp thuế” đã tạo ra rào cản, gây khó khăn cho các doanh nghiệp kinh doanh bất động sản.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

20. Vì sao Eximbank kháng cáo bản án sơ thẩm vụ tiền gửi của bà Chu Thị Bình?

Cuối ngày 11/12, lãnh đạo Eximbank cho biết đã nộp đơn kháng cáo bản án sơ thẩm của Toà án nhân dân TP. HCM vào ngày 10/12. Ngay sau khi Eximbank kháng cáo, bà Chu Thị Bình đã rút toàn bộ số tiền 245 tỷ đồng đang gửi tại Eximbank.

Trong sáng 12/12, Eximbank cũng đã chính thức có thông tin về việc nộp đơn kháng cáo với lý do khá "chung chung". Quan điểm của Eximbank là: "Phiên xét xử vụ án hình sự sơ thẩm ngày 23/11/2018 tuy phản ánh sự thật khách quan của vụ việc, nhưng Eximbank với quyền và luật pháp cho phép mong muốn hoàn tất quy định tố tụng để toà phúc thẩm xem xét đầy đủ và khách quan về vụ việc để bảo vệ quyền và lợi ích của khách hàng và doanh nghiệp".

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

21. TP HCM: “Bến dù, xe bãi” – Thất thu tiền tỷ “trách nhiệm thuộc về ai”?

Theo ghi nhận của PV về thực trạng các “bến dù xe bãi” đang hoạt động chui, không người quản lý, giám sát… trên địa bàn TP HCM đang nằm trong tình trạng đáng báo động. Và điều quan trọng hơn là những bến bãi này được hình thành từ “quỹ đất công, dự án treo” từ nhiều năm nhưng không thực hiện và dùng để cho thuê, thu lợi bất chính không nộp một đồng thuế nào vào ngân sách nhà nước là điều khó có thể chấp nhận

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

22. Cư dân Bright City chưa nhận được nhà, Sở Xây dựng không thể vô can? 

Mới đây, nhiều khách hàng mua căn hộ tại Dự án Tổ hợp nhà ở xã hội và dịch vụ thương mại AZ Thăng Long (Bright City) đã tập trung trước cổng trụ sở Sở Xây dựng Hà Nội (phố Lê Đại Hành, Hai Bà Trưng, Hà Nội) phản ánh việc chủ đầu tư là Công ty TNHH Bánh kẹo Thăng Long (viết tắt là Công ty AZ Thăng Long) không bàn giao nhà cho cư dân theo Hợp đồng mua bán và cam kết.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

23. Kiến trúc quy hoạch mang hình hài đồng tiền và quyền lực 

Tại kỳ họp Quốc hội vừa rồi nhiều ý kiến đề xuất cần thiết phải ban hành Luật Kiến trúc. Tuy nhiên, Luật Kiến trúc cần vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật để phát triển. Đó là nhận định của GS. Đặng Hùng Võ - Nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khi nói về sự cần thiết phải ban hành Luật Kiến trúc.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

24. Kiến trúc đô thị Việt Nam: Những bài học đắt giá

Hai khu đô thị Linh Đàm và Phú Mỹ Hưng từng được bình chọn là 2/20 kiến trúc tiêu biểu thời kỳ đổi mới. Tuy nhiên, sau gần 20 năm ra đời đã phát triển theo hai hướng đối nghịch.

KĐTM Linh Đàm với khu trung tâm là Bán đảo Linh. Từ quy hoạch chung của Viện Quy hoạch Hà Nội, thực sự khu ĐTM Linh Đàm rất khó trở nên an bình giữa thiên nhiên như bây giờ nếu không có sự gặp nhau của hai tư tưởng: Đô thị cần thích ứng với đại bộ phận dân cư (tiện ích cho sinh hoạt đời sống và văn hoá của bộ phận dân cư thu nhập trung bình) và Thiết kế kiến trúc phải tuân thủ nguyên tắc của thích ứng khí hậu, tôn trọng cảnh quan sinh thái.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

25. Khánh Hòa: Có hay không việc lách luật chuyển nhượng dự án bị thu hồi?

Đơn cử, dự án Công viên Văn hóa Giải trí Thể thao Nha Trang Sao nằm trên đường Phạm Văn Đồng (TP Nha Trang, Khánh Hòa) đã bị Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa ra quyết định thu hồi vào đầu năm 2018. Sau đó, đại diện Chủ đầu tư đã có đơn khiếu nại lần một và lần hai. Việc khiếu nại vẫn đang được các ngành chức năng của tỉnh Khánh Hòa giải quyết.

Vụ việc nếu dừng ở đó thì không có gì để nói khi trình tự, thủ tục đang được các cơ quan chức năng tỉnh Khánh Hòa giải quyết đúng quy trình. Tuy nhiên, việc khiếu nại này lại do một người đại diện pháp luật mới của Công ty tiến hành.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

26. 27 nhóm hàng xuất khẩu “tỷ đô” giúp Việt Nam đạt kỷ lục mới về xuất siêu 

Hết tháng 11, cả nước có tới 27 nhóm hàng đạt kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên. Số lượng nhóm hàng xuất khẩu “tỷ USD” không tăng so với cùng kỳ 2017 nhưng hầu hết các nhóm hàng chủ lực có trị giá tăng thêm với mức tăng trưởng 2 con số.

Trong 27 nhóm hàng “tỷ USD” có 5 nhóm đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên gồm: Điện thoại đạt 46,203 tỷ USD, tăng 11,7%; dệt may đạt 27,697 tỷ USD, tăng 17,1%; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện đạt 26,946 tỷ USD, tăng 13,6%; máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt 15,128 tỷ USD, tăng 28,6%; giày dép đạt 14,647 tỷ USD, tăng 10,9%.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

27. Thị trường bia Việt và "cuộc chạy trốn" của các doanh nghiệp nội

Trên thị trường bia Việt, các "ông lớn" ngoại quốc vẫn đang nắm giữ thị phần chính.Trước những thay đổi lớn của thị trường bia Việt, các doanh nghiệp nội địa không thể không để tâm đến xu hướng này mà suy nghĩ tìm một hướng đi mới cho mình nếu không muốn bị "hất cẳng" thực sự. Thực tế cho thấy, phần lớn thị phần kinh doanh đã chuyển cả vào tay các đại gia nước ngoài, những thương hiệu bia Việt đang dần vắng bóng. Đáng ngại hơn, nhiều đơn vị muốn tìm đồng mình để vực dậy và tìm chỗ đứng thì sau một thời gian hợp tác đều đã "bán mình" cho doanh nghiệp ngoại quốc.

>>> chi tiết xem TẠI ĐÂY

28. Chiến lược dài hạn cho điện - than?

Câu chuyện điện- than nếu không được giải quyết căn cơ sẽ gây ra những hệ luỵ lớn đối với kinh tế. Bởi để tăng 1% GDP, đòi hỏi Việt Nam phải tăng 1,2 đến 1,5% sản lượng cấp điện, ngành điện phải phát triển nhanh hơn so các ngành kinh tế khác.

Thiếu than phục vụ sản xuất điện là nguy cơ đã được cảnh báo từ rất sớm và hệ luỵ rõ nhất là 2019 có thể thiếu điện, dẫn đến cắt điện luân phiên. Tại sao sự thiếu hụt than dẫn tới thiếu hụt điện lại gây hiệu ứng lớn đối với ngành điện như vậy?

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

29. "Đình chiến" thương mại Trung-Mỹ có trì hoãn dòng vốn đầu tư vào Việt Nam? 

Việt Nam có thể hưởng lợi từ sự chuyển dịch chuỗi cung ứng toàn cầu, trong đó các doanh nghiệp chuyển dịch một số khâu sản xuất ra khỏi Trung Quốc và Việt Nam được cho là điểm đến.

Đây là một trong những nhận định đã được đưa ra về cơ hội và thách thức từ cuộc Chiến tranh Thương mại Mỹ - Trung có thể tác động tới dòng vốn đầu tư chảy vào Việt Nam và hoạt động giao lưu thương mại.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

30. Bị giới hạn trong ứng dụng, "be" làm cách nào để chiếm lĩnh thị trường gọi xe?

Sáng 13/12, CTCP BE Group, startup công nghệ Việt Nam, khởi nghiệp trong lĩnh vực vận tải công nghệ với Ứng dụng gọi xe “be” chính thức được giới thiệu đến công chúng. "be" sẽ là tân binh tiếp theo tham chiến vào thị trường gọi xe đang vốn rất nóng. Rõ ràng, đây vẫn còn là thị trường tiềm năng dù rất khốc liệt.

Tuy nhiên, vấn đề đặt ra ở đây liệu có đủ sức cạnh tranh với Grab, hay các ứng dụng khác như GoViet, FastGo? Có thể nhận ra điểm yếu của ứng dụng "be" hiện nay là mới chỉ có trên nền tảng Android. Ứng dụng này vẫn chưa hiện hữu trên nền tảng iOS. Như vậy, ngay từ đầu, lượng người dùng của "be" đã bị giới hạn.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

31. Bao giờ Việt Nam có eSIM?

Apple vừa công bố, sẽ có một công nghệ mới, đặt ngành viễn thông quốc tế trước con sóng của một "cuộc cách mạng": thay thế SIM vật lý bằng SIM điện tử.

Tuy nhiên, những chiếc iPhone mới của Apple có hỗ trợ eSIM dù rất thời thượng và đẹp đẽ, nhưng có thể sẽ trở thành "cục gạch" tại Việt Nam, vì các nhà mạng ở Việt Nam chưa hỗ trợ công nghệ này.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

32. Ngành gỗ hưởng lợi nhiều nhất từ CPTPP?

Năm 2019 sẽ là năm để ngành gỗ có nhiều bứt phá và hưởng lợi nhiều nhất từ các hiệp định thương mại tự do (CPTPP và EVFTA).

Theo ông Nguyễn Quốc Khanh - Chủ tịch HAWA: "Chúng ta sẽ trở thành công xưởng lớn để thiết kế và sản xuất đồ gỗ tốt nhất cho thế giới, từng bước chiếm lĩnh khâu cuối cùng của chuỗi cung ứng và xây dựng thương mại cho ngành phân phối đồ nội thất trên thế giới. Chúng ta có quyền hy vọng Việt Nam sẽ sớm trở thành nhà cung ứng chính cho các công trình nội thất lớn trên thế giới”.

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

33. Đừng tưởng may mặc được hưởng lợi bởi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung

Trong số hàng hóa mà Trung Quốc bị Mỹ áp thuế, chủ yếu là các mã hàng sợi dệt chứ chưa có hàng may mặc. 

Theo Đại diện Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) chia sẻ, hàng sợi dệt chưa phải thế mạnh của Việt Nam nên sẽ khó tận dụng cơ hội này để vào Trung Quốc. Do đó, để doanh nghiệp Việt Nam hưởng lợi thực sự thì phải chờ đợi thêm việc áp thuế lên hàng may mặc Trung Quốc. Tuy nhiên, hiện vẫn có khoảng 20 mặt hàng dệt may Việt Nam có thể có cơ hội chiếm thị phần tại Mỹ, tập trung vào các loại thảm, sợi PE đơn độ co giãn cao, vải dệt kim, vải canvas...

>>> Chi tiết xem TẠI ĐÂY

(0) Bình luận
Nổi bật
Mới nhất
Bản tin tổng hợp tuần từ 10 - 15/12
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO