Chậm trễ hoàn thiện dự án tuyến metro số 1: Ai chịu trách nhiệm?

Nguyễn Việt 21/01/2019 02:03

Trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay, TP.HCM cần tập trung nguồn chi ưu tiên cho các dự án đang thực hiện dở dang trước khi phân bổ dàn trải.

TP HCM ứng hơn 2.000 tỷ đồng trả nợ nhà thầu tuyến metro số 1. Số tiền này lấy từ ngân sách của TP HCM thanh toán cho các nhà thầu Nhật Bản.

Tuyến metro số 1 chậm tiến độ vì thiếu tiền.

Tuyến metro số 1 chậm tiến độ vì thiếu tiền.

Chủ tịch UBND TP HCM Nguyễn Thành Phong cho biết trong cuộc gặp Thứ trưởng thường trực Ngoại giao Nhật Bản Toshiko Abe chiều 18/1. Ông Phong cam kết, trong lúc chờ điều chỉnh vốn, chính quyền thành phố sẽ tạm ứng vốn từ ngân sách để thanh toán khối lượng công việc nhà thầu thực hiện trong năm 2018 đầu năm 2019, khoảng hơn 2.000 tỷ đồng. Thành phố sẽ cố gắng thanh toán nợ đọng trước Tết Nguyên đán (trước ngày 1/2). 

Có thể bạn quan tâm

  • Kiến nghị tạm ứng ngân sách trả nhà thầu dự án tuyến metro số 1

    Kiến nghị tạm ứng ngân sách trả nhà thầu dự án tuyến metro số 1

    01:19, 17/01/2019

  • Cán bộ chủ chốt xin nghỉ việc, tiến độ tuyến metro số 1 sẽ ra sao?

    Cán bộ chủ chốt xin nghỉ việc, tiến độ tuyến metro số 1 sẽ ra sao?

    01:28, 26/12/2018

  • TP.HCM: Tuyến Metro số 1 bị đổi thiết kế sai quy định

    TP.HCM: Tuyến Metro số 1 bị đổi thiết kế sai quy định

    15:07, 25/12/2018

  • “Khoản nợ” nhà thầu tuyến metro số 1 TPHCM có nguy hại?

    “Khoản nợ” nhà thầu tuyến metro số 1 TPHCM có nguy hại?

    06:10, 04/12/2018

Bình luận về vấn đề này, PGS TS Nguyễn Văn Ngãi – Phó Hiệu trưởng trường Đại học Hoa Sen thẳng thắn, chúng ta hợp tác với nhà đầu tư trong nước hay quốc tế thì yếu tố uy tín phải luôn được đặt lên hàng đầu. Trong trường hợp này, TP HCM nợ các nhà thầu Nhật tiền thi công và họ dọa dừng dự án là đương nhiên. Đó là lỗi từ phía TP HCM.

Vẫn theo ông Ngãi, về nguyên tắc, khi thực hiện ký kết hợp đồng thi công, TP HCM phải có trách nhiệm chi trả đúng số tiền theo thỏa thuận đã được cam kết tại hợp đồng giữa hai bên. Đó là nguyên tắc, TP HCM phải hiểu rõ hơn ai hết, không thể làm việc kiểu “chạy theo dự án”, “đếm số lượng dự án”, làm tới đâu tính tới đó. Ở đây không chỉ là uy tín của TP HCM mà còn là uy tín chung của cả Việt Nam trong việc thực hiện các cam kết với các nhà thầu quốc tế. “Trong bối cảnh ngân sách khó khăn hiện nay, TP.HCM cũng cần tập trung nguồn chi ưu tiên cho các dự án đang thực hiện dở dang trước khi phân bổ dàn trải, dành tiền xây nhà hát kịch”, ông Ngãi bày tỏ.

Từ câu chuyện trên, ông Ngãi kiến nghị, phải xử lý trách nhiệm trước, song song với đó là tìm mọi cách để bố trí tiền trả cho phía Nhật Bản. Việc đầu tiên là phải tìm ngay kẽ hở đẩy dự án rơi vào thế khó như hiện nay là do đâu, ai phải chịu trách nhiệm? Ai là người thẩm định, quản lý dự án này? Ai là người xây dựng kế hoạch tài chính, ai giám sát, thực thi dự án này? Những người này phải biết được tiến độ các hợp đồng dự án đang đi tới đâu, vướng mắc gì, nguyên nhân nào... và phải đề xuất hướng khắc phục.

Trường hợp không thể nắm bắt được tiến độ của dự án chứng tỏ những người làm công tác quản lý còn lơ là, thiếu trách nhiệm, chưa đủ năng lực quản lý, cần phải xử lý, phải có người chịu trách nhiệm. Không thể để hòa cả làng, yếu kém, sai phạm, để bị “tai tiếng” mà không ai chịu trách nhiệm được. Vì tuyến metro số 1 được đánh giá dự án rất quan trọng trong phát triển hạ tầng của TP HCM, tuy nhiên, sự chậm trễ hoàn thiện dự án này đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới tiến độ, uy tín của Việt Nam đối với các đầu tư quốc tế.

Nguyễn Việt