Người dân đặt niềm tin nơi báo chí

Nguyễn Việt 21/01/2019 18:30

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã khẳng định như vậy tại buổi họp mặt các cơ quan thông tấn báo chí Xuân Kỷ Hợi 2019.

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh,để phát huy vai trò của báo chí trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội, đó là báo chí phải tạo được niềm tin của độc giả và cử tri.p/

Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh,để phát huy vai trò của báo chí trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội, thì báo chí phải tạo được niềm tin nơi độc giả và cử tri. Ảnh: Nguyễn Việt

Theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim, khi đưa tin về lập pháp, hơn ai hết các phóng viên phải hiểu sâu sắc về nội dung của các chính sách trong dự án luật đang được nghiên cứu xây dựng. Nếu chỉ thông tin theo sự kiện hay hoạt động của Quốc hội mà thiếu đi sự khảo sát, phân tích sâu sắc thì khó phản ánh đúng và chính xác nội dụng các dự án luật. “Báo chí là nơi phải cung cấp đầy đủ và chính xác nhất cho công chúng nội dung pháp luật mà Quốc hội đã và sẽ ban hành”, bà Ngân nhấn mạnh.

Thông tin phải chính xác và đầy đủ 

Ngoài ra, các cơ quan thông tấn báo chí phải thực sự là diễn đàn thảo luận, nơi thể hiện những thông tin ý kiến phản biện chính thức về mọi khía cạnh xung quanh thông tin nội dung của chính sách hay các dự án luật. Trong việc thực hiện vai trò này, ý thức trách nhiệm của báo chí là hết sức quan trọng. Cách thức đưa tin, nội dung thông tin về chính sách phải đảm bảo tính chính xác, khách quan, tránh thông tin một chiều, thiên lệch hoặc thiếu tính xây dựng để đưa ra những định kiến không phù hợp về nội dung các dự án luật.

Có thể bạn quan tâm

  • Chủ tịch Quốc hội: Phát triển Đà Nẵng tập trung 3 trụ cột chính

    Chủ tịch Quốc hội: Phát triển Đà Nẵng tập trung 3 trụ cột chính

    12:23, 17/12/2018

  • Chủ tịch Quốc hội: Số lượng đại biểu chất vấn đạt kỷ lục

    Chủ tịch Quốc hội: Số lượng đại biểu chất vấn đạt kỷ lục

    17:44, 01/11/2018

  • Chủ tịch Quốc hội điều hành “trúng vấn đề”

    Chủ tịch Quốc hội điều hành “trúng vấn đề”

    16:48, 01/11/2018

  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhận được phiếu tín nhiệm cao nhiều nhất

    14:36, 25/10/2018

  • Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Quốc hội làm việc với tinh thần dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm

    Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân: Quốc hội làm việc với tinh thần dân chủ, nghiêm túc và trách nhiệm

    11:34, 15/06/2018

Chủ tịch Quốc hội nêu một ví dụ, tại kỳ họp vừa qua Quốc hội có thông qua luật phòng chống tham nhũng sửa đổi, có một quy định đó là tài sản tăng thêm, tức là người kê khai có tài sản tăng thêm nhưng không xác minh rõ được nguồn gốc thì có nên đưa vào luật hay không? Qua 3 kỳ họp có rất nhiều ý kiến khác nhau như phải thu thuế  45%, phải đưa ra tòa án, vì chỉ có tòa mới xác định được tài sản này thuộc về ai. Nhưng như vậy không có nghĩa tài sản không bị xử lý, không có nghĩa luật này nương nhẹ và có bước thụt lùi so với luật hiện hành. Có ý kiến lo ngại luật chống tham nhũng sẽ không xử lý tài sản tham nhũng, nhưng Chủ tịch khẳng định, đã là tài sản tham nhũng thì sẽ xử lý nghiêm minh theo đúng pháp luật.

Trong bộ luật hình sự đã ghi rất rõ về tội tham nhũng, nhưng đây là tài sản tăng thêm. Ví dụ, một người kê khai tăng thêm một căn nhà do hưởng quyền thừa kế nhưng không có giấy tờ rõ ràng. Nhiều ý kiến cho rằng, nếu không chứng minh được là được thừa kế thì phải bị xử lý, nhưng người có nhà khẳng định đây là do cha mẹ để lại chỉ vì không có giấy tờ do cha mẹ mất đã lâu. Tức là phần tăng thêm chưa thống nhất vì chưa xác minh được tài sản này có phải thừa kế hay không.

Nhưng có một số báo chí nói rằng luật mới có bước thụt lùi, vì Quốc hội không xem xét để xử lý tài sản tham nhũng. Về vấn đề này, bà Ngân khẳng định, thông tin như vậy là không đúng và thiếu chính xác. Vì đã là luật thì phải rõ ràng mới quy định, việc nào không rõ thì phải nghiên cứu tiếp, chúng ta chưa ghi cụ thể trong luật chứ không phải không xử lý tài sản tham nhũng.

“Do đó, nếu các dự án luật được tuyên truyền phổ biến với thông tin chính xác và đầy đủ thì chắc chắn khi được thông qua, các đạo luật này sẽ đi vào cuộc sống rất nhanh chóng. Khi đó khâu thông tin tuyên truyền có yếu tố rất quan trọng”, bà Ngân nói.

Người dân tin tưởng  báo chí

Vẫn theo Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, yếu tố quan trọng nhất để phát huy vai trò của báo chí trong việc tạo ra sự đồng thuận xã hội, đó là báo chí phải tạo được niềm tin của độc giả và cử tri. Người dân rất tin tưởng báo chí, khi đi tiếp xúc cử tri, người dân chủ yếu lấy thông tin từ báo chí để hỏi Chủ tịch Quốc hội. Vì người dân đọc, xem và nghe thông tin hằng ngày, chứ người dân không thể lấy thông tin qua các báo cáo.Cho nên báo chí phải thực sự tạo niềm tin với các độc giả của mình, khi đó việc định hướng thông tin và đấu tranh với những luận điệu sai trái, xuyên tạc, đặc biệt những thông tin xấu trên mạng xã hội mới phát huy được hiệu quả của báo chí.

Chủ tịch Quốc hội dẫn thêm ví dụ về thông tin không chính xác trên mạng xã hội. Cách đây không lâu, khi bà đang điều hành kỳ họp Quốc hội thì có tin trên mạng xã hội đồn thổi Chủ tịch Quốc hội về quê với 70 – 80 xe ô tô “tháp tùng” với còi ụ và xe cứu thương chạy “ầm ầm” dưới quê. Nhưng kỳ thực khi đó bà vẫn đang chủ trì các phiên họp tại Quốc hội. Ngay sau đó, đài truyền hình đã đính chính lại thông tin.

Và khi nói đến báo chí,hình ảnh trong trí nhớ mỗi người là những vụ tham nhũng bị phanh phui. Thời gian qua, báo chí đã dũng cảm, tích cực đi đầu trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, ở đâu có tham nhũng, tiêu cực ở đó có sự đồng tâm, hiệp lực kịch liệt lên án, đấu tranh không khoan nhượng của đội ngũ nhà báo. Bằng những tác phẩm mang đầy sức chiến đấu, thông qua nhiều hình thức, thể tài phong phú, báo chí không chỉ phê phán, phanh phui, “điểm mặt chỉ tên” từng đối tượng, sự việc cụ thể mà những kết quả điều tra công phu của họ còn là những cứ liệu ban đầu hết sức quan trọng giúp các cơ quan chức năng vào cuộc.

Một thực tế hết sức sống động là trong hầu hết các vụ tiêu cực, tham nhũng lớn ở một số cơ quan Trung ương và địa phương được phát hiện, đưa ra trước ánh sáng công luận và xử lý đến nơi đến chốn đều có công đầu của báo chí. Ví dụ như vụ “con bạc triệu đô” Bùi Tiến Dũng và tiêu cực lớn ở PMU18; vụ cán bộ lãnh đạo thị xã Đồ Sơn (Hải Phòng) chia chác hàng chục mảnh đất trị giá hàng tỷ đồng cùng bản án sơ thẩm “nhẹ như lông hồng”; vấn đề nhà công vụ biến thành nhà tư, vụ siêu lừa đảo Nguyễn Đức Chi cùng dự án Rusalka và những sự “ưu ái” khó hiểu từ lãnh đạo tỉnh Khánh Hòa; vụ lừa đảo do Nguyễn Lâm Thái cầm đầu; vụ tham nhũng của cựu đại biểu Quốc hội Mạc Kim Tôn; vụ “ăn chặn” tiền cứu trợ ở Hương Sơn (Hà Tĩnh); vụ đề án tin học hóa các hoạt động hành chính (Đề án 112).

Vụ Tượng đài Chiến thắng Điện Biên Phủ; vụ vi phạm trong giải phóng mặt bằng cầu Thanh Trì (Hà Nội); vụ chạy hạn ngạch (quota) dệt may tại Bộ Thương mại; vụ trục lợi bảo hiểm xảy ra tại Công ty Cổ phần bảo hiểm Petrolimex (PJICO); vụ Ban quản lý dự án đại lộ Đông - Tây và Môi trường nước TP . Hồ Chí Minh; dự án xây dựng cầu Bãi Cháy; vụ Vinashin... Gần đây là các vụ Dương Chí Dũng, Nguyễn Đức Kiên, Huỳnh Thị Huyền Như, Phạm Công Danh… Bài viết này sẽ đi sâu phân tích diễn biến vụ Trịnh Xuân Thanh để thấy rõ hơn vai trò của báo chí trong việc phát hiện, điều tra và xét xử… tham nhũng.

Vẫn biết đây là cuộc đấu tranh phức tạp, dai dẳng, vô cùng khó khăn trong mỗi con người, trong nội bộ mỗi cơ quan, tổ chức, liên quan đến lợi ích chằng chịt nhưng không thể không làm nếu muốn nhân tố mới thực sự có chỗ đứng, xã hội ngày càng tốt đẹp, niềm tin vào Đảng vững bền. Nhưng để cuộc chiến chống tham nhũng có thể đi đến hồi kết, nếu chỉ một cá nhân hoặc báo chí đơn độc đều không thể có kết quả.

Nguyễn Việt