TP HCM siết chặt quản lý các dự án BT

Công Thương 11/03/2019 11:30

Để tránh việc thất thoát tài sản công, TP HCM sẽ triển khai siết chặt quản lý các dự án đầu tư theo hình thức BT (dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư, đổi đất lấy hạ tầng).

Dự án chống ngập 10.000 tỷ chậm tiến độ kéo dài

Dự án chống ngập 10.000 tỷ chậm tiến độ kéo dài

Siết chặt tránh thất thoát

Phó Chủ tịch UBND TP HCM Trần Vĩnh Tuyến vừa có công văn gửi sở ngành, quận huyện, tổng công ty và công ty ở TP HCM liên quan việc sử dụng tài sản công để thanh toán cho nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư xây dựng công trình theo hình thức hợp đồng xây dựng - chuyển giao (BT).

Công văn của UBND TP HCM chỉ đạo các đơn vị rà soát các dự án xây dựng theo hình thức BT để tránh làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm.

Bên cạnh đó UBND TP HCM cũng giao Sở Tư pháp rà soát lại các hợp đồng BT đã ký kết và đang thực hiện nhằm đảm bảo các hợp đồng được ký kết công khai, minh bạch, đúng quy định của pháp luật, không làm thất thoát tài sản công, không để xảy ra tham nhũng, lợi ích nhóm… Nếu phát hiện vi phạm phải kịp thời thu hồi tài sản bị thất thoát, đồng thời đề xuất xử lý nghiêm tập thể, cá nhân sai phạm.

Công văn của UBND TP HCM cũng cho biết với các dự án hợp đồng BT trước ngày 1/1/2018 mà chưa hoàn thành việc thanh toán, Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở ngành liên quan, tham mưu, đề xuất UBND TP HCM xem xét, quyết định việc tiếp tục thực hiện thanh toán theo nội dung hợp đồng BT đã ký kết, đảm bảo theo đúng quy định pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai, ngân sách nhà nước.

Có thể bạn quan tâm

  • Thị trường bất động sản Hà Nội qua 1 thập kỷ (KỲ II): Cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” hồi sinh dưới lốt các dự án BT

    Thị trường bất động sản Hà Nội qua 1 thập kỷ (KỲ II): Cơ chế “đổi đất lấy hạ tầng” hồi sinh dưới lốt các dự án BT

    08:00, 06/02/2019

  • Dự án BT đường nối QL 48D xuống cảng Đông Hồi Nghệ An: Nhà đầu tư được hoán đổi bao nhiêu?

    Dự án BT đường nối QL 48D xuống cảng Đông Hồi Nghệ An: Nhà đầu tư được hoán đổi bao nhiêu?

    14:00, 15/02/2019

  • TP HCM: Sẽ không có chuyện cấm xe gắn máy vào các quận trung tâm!

    TP HCM: Sẽ không có chuyện cấm xe gắn máy vào các quận trung tâm!

    17:21, 06/03/2019

  • Ban quản lý Đường sắt đô thị TP HCM xin tạm ứng 39 tỷ đồng

    Ban quản lý Đường sắt đô thị TP HCM xin tạm ứng 39 tỷ đồng

    03:00, 05/03/2019

Với các hợp đồng BT được ký kết từ ngày 1/1/2018, giao các Sở đã được phân công đại diện UBND TP HCM ký kết hợp đồng các dự án, rà soát lại nội dung của hợp đồng đã ký. Trường hợp nội dung hợp đồng phù hợp với quy định của pháp luật thì tham mưu đề xuất UBND TP HCM xem xét tiếp tục thực hiện thanh toán theo quy định. Trường hợp có nội dung chưa phù hợp thì phải đàm phán điều chỉnh lại nội dung hợp đồng đảm bảo phù hợp quy định pháp luật.

Đối với các dự án BT đã hoàn thành việc lựa chọn nhà đầu tư theo đúng quy định của pháp luật trước ngày Nghị quyết số 160 có hiệu lực thi hành nhưng chưa ký hợp đồng, Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu, đề xuất việc đàm phán, ký kết hợp đồng đảm bảo tuân thủ luật Quản lý, sử dụng tài sản công năm 2017, pháp luật về đất đai và ngân sách...

Nhiều dự án BT chậm tiến độ

Thời gian quan trên địa bàn TP HCM có nhiều dự án xây dựng theo hình thức BT chậm tiến độ kéo dài ảnh hưởng không nhỏ đến kinh tế TP. Nhiều dự án trong đó có vốn đầu tư hàng ngàn tỷ đồng có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế của TP, tuy nhiên do nhiều vướng mắc các dự án này chậm tiến độ kéo dài.

Tuyến metro số 1 châm tiến độ kéo dài

Tuyến metro số 1 châm tiến độ kéo dài

Đơn cử như tại hai dự án lớn của TP HCM đang triển khai là dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng và dự án tuyến metro số 1 của TP HCM. Hai dự án này được đầu tư theo hình thức BT tuy nhiên thời gian qua chậm tiến độ kéo dài.

Cụ thể, dự án tuyến metro số 1(Bến Thành - Suối Tiên) chính thức được khởi công từ tháng 3/2007, do Ban quản lý đường sắt đô thị TP làm chủ đầu tư, dự kiến hoàn thành và đưa vào hoạt động trong năm 2018, tuy nhiên mãi đến nay dự án mới hoàn thành khoảng 56% tiến độ. Dự án có tổng chiều dài gẩn 20 km, với điểm khởi hành từ ga Bến thành đến ga Ba Son tại khu đô thị Vinhomes Golden River. Sau đó chạy dọc theo rạch Văn Thánh rồi đi ngang qua sông Sài Gòn rồi chạy dọc theo xa lộ Hà Nội và kết thúc tại ga Bến xe Miền Đông mới. Dự kiến tuyến số 1 sẽ được kéo dài từ ga Bến xe Miền Đông mới tới thị xã Dĩ An và thành phố Biên Hòa. Dự án này cũng từng dính nhiều tai tiếng, mới đây thanh tra TP HCM kết luận về những sai sót trong thi công thực hiện dự án này, ngoài ra dự án cũng dính nhiều khiếu kiện của các đối tác nước ngoài khiến tiến độ thực hiện dự án trở nên chậm chậm, kéo dài.

Cũng vậy, dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng của TP do Công ty Trung Nam thực hiện cũng dính nhiều lùm xùm trong quản lý, thực hiện dự án khiến dự án này chậm tiến độ kéo dài. Theo hợp đồng BT (xây dựng – chuyển giao), dự án sẽ hoàn thành vào tháng 6/2019. Đây cũng là thời điểm kết thúc vốn vay ưu đãi cho dự án. Nhưng do thời gian qua, nhiều vấn đề lùm xùm xảy ra tại dự án chống ngập 10.000 tỷ đồng này khiến tiến độ thị công bị chậm lại do công trình ngưng thi công một thời gian dài.

Theo báo cáo mới đây của chủ đầu tư Trung Nam hiện nay dự án mới hoàn thành hơn 72% khối lượng công việc. Nếu UBND TP HCM giao mặt bằng như cam kết vào 30/6, chủ đầu tư tích cực thi công đưa toàn bộ dự án vào hoạt động cuối 2019 hoặc quý I/2020.

Ngoài hai dự án trên TP HCM cũng có nhiều dự án đầu tư theo hình thức BT trong lĩnh vực giao thông, chỉnh trang đô thị chậm tiến độ kéo dài ảnh hưởng lớn đến phát triển kinh tế của TP.

Công Thương