Thận trọng khi lựa chọn đối tượng được xóa nợ

Nguyễn Việt 13/03/2019 16:56

Việc xóa nợ phải hết sức thận trọng, chặt chẽ, nghiêm minh, vì một công trình trọng điểm quốc gia chỉ có 10.000 tỷ đồng, trong khi xóa nợ là 27.000 tỷ đồng đến 31.000 tỷ đồng, tương đương 1,5 tỷ USD.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển.

Đây là ý kiến của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển tại phiên họp dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về xử lý nợ tiền thuế, tiền phạt, tiền phạt chậm nộp, tiền chậm nộp của người nộp thuế đã phá sản, giải thể, không còn sản xuất kinh doanh và không còn khả năng nộp ngân sách nhà nước, chiều 13/3.

Có thể bạn quan tâm

  • 5 nội dung bị rút ra khỏi chương trình Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    5 nội dung bị rút ra khỏi chương trình Phiên họp thứ 32 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

    09:46, 11/03/2019

  • Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất xoá nợ hơn 27.700 tỷ đồng tiền thuế

    Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về đề xuất xoá nợ hơn 27.700 tỷ đồng tiền thuế

    06:47, 11/03/2019

Ông Hiển yêu cầu phải làm rõ đối tượng nào được xem xét, vì sao được xem xét, việc xem xét đấy có hợp lý không, và được xét ở mức độ nào, trách nhiệm của người nợ thuế ra sao, có truy đến cùng hay không; trách nhiệm người thu thuế như thế nào, tạo sao để nợ đọng nhiều như vậy. Nếu đưa ra Nghị quyết này thì tác động thế nào đến chính sách quản lý thuế, có thể dẫn đến hành vi lợi dụng và trốn thuế từ chính sách này không.

Theo ông Hiển, chúng ta chỉ có thể giảm cho những đối tượng chấp hành đẩy đủ các thủ tục về thuế nhưng bị thiếu vì trường hợp “bất khả kháng”, không thể xoay sở được nữa thì mới được xem xét xóa nợ, còn với những đối tượng vi phạm thì chắc chắn phải xem lại.

Tuy nhiên, ông Hiển nhận thấy số vi phạm lại rất nhiều, ví dụ trong báo cáo Chính phủ nêu rõ hiện nay có khoảng 620.000 người nộp thuế của doanh nghiệp, hộ gia đình và cá nhân không còn hoạt động kinh doanh, bỏ địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan thuế với số tiền nợ đọng là 21.846 tỷ đồng (trong đó tiền phạt và tiền chậm nộp là 8.190 tỷ đồng). Tức là đăng ký thì rất nhanh, nhưng bỏ kinh doanh cũng rất dễ dàng, tùy tiện. Từ thực trạng trên mới dẫn đến câu chuyện, mỗi năm có khoảng 45.000 đến 50.000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, nhưng cũng có con số tương tự như vậy bỏ kinh doanh một cách rất “nhẹ nhàng”.

Với những trường hợp này chúng ta có xóa nợ hay không? Họ không đi đâu và vẫn ở đúng nơi họ đã đăng ký kinh doanh với nhà cửa, tài sản, con người… Vậy tại sao lại xóa nợ cho những đối tượng này. Số tiền xóa cho nhóm này không phải nhỏ, số tiền lên tới 21.846 tỷ đồng, chiếm gần 70% trong tổng số hơn 27.000 tỷ đồng.

Nếu chúng ta làm theo cách này rất có thể sẽ trở thành “tiền lệ”, cho nên đã đăng ký kinh doanh thì phải có trách nhiệm báo cáo như chuyển địa điểm, phá sản một cách trình tự. Như hiện nay không những bỏ đăng ký kinh doanh mà còn lợi dụng hóa đơn thuế, thậm chí còn gây ra những thiệt hại kinh khủng khác.

“Tôi đề nghị bổ sung thêm nguyên tắc chỉ xem xét cho những đối tượng đã chấp hành nghiêm thủ tục thuế”, ông Hiển kiến nghị.

Nguyễn Việt