Đại biểu quốc hội đề xuất có thể bỏ thi Trung học phổ thông
Một số Đại biểu Quốc hội đề xuất Chính phủ nghiên cứu để sau này có thể bỏ thi tốt nghiệp phổ thông trung học (THPT).
Đó là ý kiến tại phiên thảo luận sáng nay (21/5) về Luật Giáo dục (sửa đổi), trong chương trình làm việc của Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV.
Giải trình các vấn đề cụ thể, ông Phan Thanh Bình cho biết, về nội dung triết lý giáo dục, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) nhận thấy, triết lý giáo dục có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc xác định mục tiêu và định hướng phát triển giáo dục của mỗi quốc gia.
Có thể bạn quan tâm
Luật Giáo dục đại học: Chủ tịch hội đồng trường không cần là tiến sĩ
21:30, 11/12/2018
Dự án Luật Giáo dục (sửa đổi): Nghiêm túc tiếp thu ý kiến của Quốc hội
16:40, 08/11/2018
Vì sao cần sửa đổi Luật Giáo dục?
16:08, 11/06/2018
Trên thực tế, nền giáo dục Việt Nam đã và đang vận động dưới sự dẫn dắt của một triết lý giáo dục được xây dựng, hình thành và phát triển qua các thời kỳ cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; thể hiện rõ trong các quan điểm, định hướng của Đảng và được thể chế hóa thành các quy định về mục tiêu, tính chất, nguyên lý phát triển giáo dục, thể hiện nhất quán tính nhân dân, dân tộc, khoa học và hiện đại.
Tham khảo Luật Giáo dục một số nước trên thế giới cho thấy hầu hết không quy định riêng về triết lý giáo dục mà chỉ thông qua những quy định về mục đích, sứ mệnh, mục tiêu và nguyên lý giáo dục. Vì vậy, UBTVQH đề nghị giữ như Dự thảo Luật. Theo đó, triết lý giáo dục Việt Nam được thể hiện qua các quy định về mục tiêu, tính chất, nguyên lý, quan điểm phát triển giáo dục (các điều 2,3,4); đồng thời tinh thần triết lý giáo dục cũng xuyên suốt trong các quy định của Luật này.
Về hoàn thiện hệ thống giáo dục quốc dân theo hướng mở, liên thông, ông Phan Thanh Bình cho biết, hiện nay, một số đại biểu đề nghị bỏ kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, chỉ thực hiện kỳ thi tuyển sinh vào cao đẳng, đại học. Tuy nhiên, bên cạnh đó, vẫn có ý kiến những ý kiến đưa ra đề nghị tiếp tục giữ kỳ tốt nghiệp Trung học phổ thông và giao các địa phương thực hiện.
Hiện nay, theo quy định, người học trình độ trung cấp có bằng tốt nghiệp trung học cơ sở, nếu có nguyện vọng tiếp tục học lên trình độ cao đẳng thì phải học và thi đạt yêu cầu đủ khối lượng kiến thức văn hóa trung học phổ thông.
Tiếp thu ý kiến đại biểu, để làm rõ hơn về cơ chế liên thông, tạo thuận lợi cho người học được học liên thông và giải quyết vấn đề phân luồng nhưng vẫn bảo đảm chất lượng, chuẩn đầu ra
Do vậy, Dự thảo Luật chỉ nêu nguyên tắc: liên thông lên cùng nhóm ngành nghề hoặc khi chuyển sang nhóm ngành đào tạo, hình thức giáo dục và trình độ đào tạo khác phải đáp ứng yêu cầu nội dung, chuẩn đầu ra của từng bậc trình độ đào tạo trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam; giao Chính phủ quy định quy trình liên thông giữa các cấp học, trình độ đào tạo trong hệ thống giáo dục quốc dân (Điều 10).
UBTVQH cho rằng, nguyên tắc liên thông là chuẩn trình độ, kiến thức năng lực theo Khung trình độ quốc gia Việt Nam; tạo nhiều con đường để người học nâng cao trình độ, kỹ năng nghề nghiệp.
“Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc tổ chức thi và cấp bằng tốt nghiệp THPT sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh khi tiếp tục việc học ở nước ngoài” – ông Phan Thanh Bình nói.
Thảo luận về nội dung này, đại biểu Phạm Văn Hoà – Phó trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách tỉnh Đồng Tháp nhấn mạnh, kỳ thi “2 trong 1” thời gian qua rất được dư luận quan tâm. Bên cạnh xảy ra một số tiêu cực thì tỷ lệ đậu rất cao, có địa phương đạt 99%.
“Thi thì có người trúng, người trượt nhưng cách tổ chức thi vừa qua cần xem có hợp lý hay chưa khi trúng gần hết học sinh” – ông Phạm Văn Hoà đặt vấn đề.
Đồng tình vẫn quy định thi THPT nhưng vị đại biểu này đề nghị dự thảo cần có khoản giao Chính phủ nghiên cứu để sau này, tuỳ thực tế mà có thể bỏ thi tốt nghiệp THPT, chỉ cấp bằng THPT với những điều kiện cụ thể; tổ chức thi tuyển sinh ĐH như trước kia để tuyển học sinh có năng lực khá giỏi tham gia, còn học sinh học lực trung bình thì có thể học nghề, lao động theo sở thích, năng lực.
“Từ đó chất lượng đầu vào ĐH được nâng lên, tiết kiệm cho gia đình và xã hội” – ông Hoà nói.
Bên cạnh đó, góp ý về vấn đề sách giáo khoa, ĐB Phạm Văn Hòa cho biết, SGK thực hiện xã hội hoá biên soạn là cần thiết, nhưng cần làm rõ SGK phải được sử dụng ổn định lâu dài chứ không phải mỗi năm lại thay sách khác, gây lãng phí.
“Sách tham khảo do giáo viên bộ môn lựa chọn nhưng quy định cụ thể rõ ràng để phòng ngừa giáo viên lợi dụng sách tham khảo để học thêm, dạy thêm, nếu học sinh không học thì không biết làm bài kiểm tra trên lớp, gây bức xúc trong phụ huynh. Tránh thiếu sách cục bộ gây khó cho phụ huynh, học sinh”, ĐB Hòa nói.
Ông góp ý thêm, việc thành lập hội đồng thẩm định quốc gia chương trình SGK nên cân nhắc giao Chính phủ thành lập sẽ đa dạng thành phần hơn, đảm bảo tính khách quan khi thẩm định SGK.