Luật Giáo dục đại học: Chủ tịch hội đồng trường không cần là tiến sĩ

Diendandoanhnghiep.vn Sáng 11/12, Văn phòng Chủ tịch nước tổ chức họp báo công bố lệnh của Chủ tịch nước về công bố các luật đã thông qua tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khoá 14, trong đó có Luật Giáo dục đại học.

Luật Giáo dục đại học gồm 3 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung 36 điều, bổ sung mới 1 điều, bãi bỏ, thay thế một số cụm từ và chỉnh sửa một số điều về mặt kỹ thuật. 

Tăng cường tự chủ cho giáo dục đại học

Luật quy định rõ hệ thống cơ sở giáo dục đại học gồm đại học và trường đại học. Luật làm rõ vấn đề sở hữu; tạo sự bình đẳng giữa cơ sở giáo dục đại học công lập và tư thục, thúc đẩy sự phát triển của cơ sở giáo dục đại học tư thục; mở rộng phạm vi, nâng cao hiệu quả của tự chủ đại học trong toàn hệ thống.

Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019.

Luật Giáo dục đại học sẽ có hiệu lực thi hành từ 1/7/2019.

Trong đó, quyền tự chủ gắn với trách nhiệm giải trình của cơ sở giáo dục đại học trong việc xác định mục tiêu, lựa chọn cách thức thực hiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, học thuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của pháp luật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học.

Chủ trương của Luật là tăng cường tự chủ cho các cơ sở giáo dục đại học nhưng vẫn bảo đảm sự kiểm soát, hợp lý chất lượng đào tạo, chú trọng quản lý đối với các ngành liên quan đến sức khỏe, đào tạo giáo viên, an ninh, quốc phòng.

Chủ tịch hội đồng trường không cần là tiến sĩ

Một trong những điểm mới của luật vừa được thông qua là quy định cụ thể về hội đồng trường nhằm tăng cường tính tự chủ của các cơ sở giáo dục đại học.

Đối với tiêu chuẩn của chủ tịch hội đồng trường, luật quy định, đây phải là người có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt, có uy tín; có kinh nghiệm quản lý giáo dục đại học, đủ sức khỏe để thực hiện nhiệm vụ; độ tuổi đảm nhiệm chức vụ.

Theo đó, Chủ tịch hội đồng trường do hội đồng trường bầu trong số các thành viên của hội đồng trường theo nguyên tắc đa số, bỏ phiếu kín và được cơ quan quản lý có thẩm quyền ra quyết định công nhận; trường hợp thành viên bên ngoài trúng cử thì phải trở thành cán bộ cơ hữu của trường; chủ tịch hội đồng trường không kiêm nhiệm các chức vụ quản lý trong trường...

Đồng tình với sự thay đổi này, nhiều chuyên gia khẳng định đây thực chất là chức danh quản trị, đòi hỏi phải có uy tín cả trong và ngoài trường nhưng không nhất thiết phải có học vị tiến sĩ, có uy tín khoa học như đối với hiệu trưởng. Tuy nhiên, để tăng cường tự chủ, luật quy định trao rất nhiều quyền hạn, trách nhiệm cho hội đồng trường. Do vậy, chủ tịch hội đồng trường cần phải làm việc chuyên trách, toàn thời gian để đảm nhiệm thực hiện đầy đủ nhiệm vụ, chức năng của mình.

Luật này có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2019

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Luật Giáo dục đại học: Chủ tịch hội đồng trường không cần là tiến sĩ tại chuyên mục DIỄN ĐÀN PHÁP LUẬT của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1714272640 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1714272640 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10