“Người giám sát” doanh nghiệp

Ts Sim Sang Joon, Gđ Trung tâm Giao lưu văn hoá hữu nghị Việt - Hàn 21/06/2019 10:35

Ở Hàn Quốc, trong những năm gần đây cùng với sự phát triển kinh tế, báo chí đã có sự phát triển mạnh mẽ, mối quan hệ giữa báo chí và doanh nghiệp cũng có nhiều thay đổi.

ba

Ở Hàn Quốc trước đây đã từng có những doanh nghiệp bị tẩy chay, không phải sản phẩm kém chất lượng mà do cách đối xử coi thường người lao động.

Tại Hàn Quốc, vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp với cộng đồng rất được coi trọng, doanh nghiệp dù lớn nhưng nếu không có ý thức, trách nhiệm với cộng đồng chắc chắn sẽ bị tẩy chay. Chính báo chí là người giám sát trong câu chuyện này. Người tiêu dùng sẵn sàng tẩy chay, không mua sản phẩm của các doanh nghiệp chỉ chạy theo lợi nhuận mà “quên” câu chuyện trách nhiệm với xã hội, không bảo vệ môi trường, vi phạm Luật lao động... cho dù giá thành sản phẩm có thể rẻ hơn những doanh nghiệp khác.

Ở Hàn Quốc trước đây đã từng có những doanh nghiệp bị tẩy chay, không phải sản phẩm kém chất lượng mà do cách đối xử coi thường người lao động. Sự việc do báo chí phát hiện và thông tin, và gần như sau đó doanh nghiệp này lâm vào tình trạng phá sản do không bán được sản phẩm.

Có thể bạn quan tâm

  • “Cầu nối” doanh nghiệp - chính quyền

    “Cầu nối” doanh nghiệp - chính quyền

    10:30, 21/06/2019

  • Lòng tin và sự tôn trọng

    Lòng tin và sự tôn trọng

    10:22, 21/06/2019

  • Sự “đồng điệu” của báo chí

    Sự “đồng điệu” của báo chí

    10:00, 21/06/2019

  • Báo chí phải... siêu tương tác

    Báo chí phải... siêu tương tác

    09:32, 21/06/2019

  • Mỗi cơ quan báo chí cần tìm ra lối đi đúng đắn

    Mỗi cơ quan báo chí cần tìm ra lối đi đúng đắn

    14:16, 20/06/2019

 Người tiêu dùng Việt Nam cũng có văn hóa giống với văn hóa Hàn Quốc, có xu hướng tiêu dùng khá giống người Hàn Quốc nên các doanh nghiệp Việt Nam cần phải tuân thủ pháp luật, tránh những trường hợp đáng tiếc giống như câu chuyện trên. Bởi lẽ, tạo dựng một doanh nghiệp đã khó, giữ và phát triển doanh nghiệp còn khó hơn. Để tạo nên được hình ảnh doanh nghiệp tốt cần rất nhiều công sức và thời gian, nhưng hình ảnh đó có thể bị sụp đổ ngay trong giây lát. Vượt qua hình ảnh doanh nghiệp chỉ sản xuất sản phẩm chất lượng tốt đơn thuần, doanh nghiệp phải nâng cao được giá trị thương hiệu của mình từ trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Hiện nay tại, Hàn Quốc rất ít doanh nghiệp chỉ chạy theo mục đích tìm kiếm lợi nhuận đơn thuần. Doanh nghiệp dù lớn, dù nhỏ ngoài việc tìm kiếm lợi nhuận và hoàn lại số lợi nhuận đó cho xã hội còn phải cố gắng gây dựng nên một “hình ảnh doanh nghiệp tốt” thông qua báo chí. Ở Việt Nam cũng vậy, doanh nghiệp cần cố gắng tạo nên thương hiệu hình ảnh doanh nghiệp tốt thông qua vai trò “người giám sát” của báo chí trên nền tảng tính công bằng và công ích.

Ts Sim Sang Joon, Gđ Trung tâm Giao lưu văn hoá hữu nghị Việt - Hàn