Chính phủ bàn giải pháp phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ hiện đã có hạ tầng giao thông khá hiện đại và đồng bộ, đây được coi như "tâm điểm hội tụ" nguồn lực và nguyên khí quốc gia.
Doanh nghiệp là nòng cốt
Ngày 25/6 tới đây, tại Hưng Yên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Phó Thủ tướng sẽ chủ trì Hội nghị phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - nơi được xác định “là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước; là tâm điểm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia”.
Đây sẽ là sự kiện mới nhất trong chuỗi các hoạt động khẳng định sự quan tâm của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với các vùng kinh tế - xã hội và các vấn đề mang tính chất liên vùng.
Một trong bốn quan điểm phát triển Vùng của Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 (Quy hoạch) là phát triển kinh tế - xã hội nhanh và bền vững, là đầu tàu kinh tế, dẫn đầu khu vực miền Bắc và cả nước về công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Phát triển nền kinh tế tri thức, đồng thời đổi mới mô hình tăng trưởng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp xanh phù hợp với điều kiện biến đổi khí hậu và nước biển dâng.
Có thể bạn quan tâm
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ: Thêm thẩm quyền “Chủ tịch vùng”
21:29, 07/01/2017
Tiền Giang gỡ “điểm nghẽn” cho Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
16:26, 22/05/2019
Vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam: Gỡ điểm nghẽn hạ tầng
05:00, 11/05/2019
Tháo gỡ "điểm nghẽn" hạ tầng giao thông vùng kinh tế trọng điểm phía Nam
17:04, 07/05/2019
Phát triển vùng kinh tế trọng điểm dưới góc nhìn nhà đầu tư “ngoại”
07:30, 07/05/2019
Nói về vai trò của doanh nghiệp trong liên kết phát triển kinh tế vùng, chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Ðức Chung cho biết, các tỉnh, thành phố, trong đó doanh nghiệp với vai trò nòng cốt, cần tận dụng thời cơ, thuận lợi trong liên kết, phát triển vùng, tạo ra những chuỗi liên kết giá trị bền vững.
Hà Nội được coi là trung tâm của kinh tế vùng, địa phương cam kết sẽ kịp thời tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, xây dựng nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất, kinh doanh trong cung cấp thông tin, xây dựng thương hiệu, đẩy mạnh phát triển sản xuất, kinh doanh và giao thương hàng Việt Nam. Các địa phương trong vùng tiếp tục đồng hành, tăng cường hợp tác, liên kết phát triển vùng để tạo sự "cộng hưởng" trong phát triển, để vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trở thành một trong các vùng dẫn đầu cả nước về kinh tế, nòng cốt tiên phong thực hiện các đột phá chiến lược, tái cấu trúc kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng, ông Chung nhấn mạnh.
Đưa ra giải pháp phát triển kinh tế vùng, TS. Phạm Ngọc Hải Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chiến lược, Chính sách Công Thương cho biết: cần khuyến khích các DN về phát triển KHCN theo hướng sản xuất xanh, sạch, tiết kiệm nguyên, nhiên vật liệu và bảo vệ môi sinh, môi trường. Đồng thời vừa ràng buộc các DN đầu tư vào nghiên cứu đổi mới công nghệ, theo hướng áp dụng công nghệ sản xuất tiên tiến, hiện đại, ít phát thải gây ô nhiễm môi trường.
Đặc biệt, cần nâng cao trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Đây có thể được coi là sự cam kết của doanh nghiệp đóng góp vào phát triển kinh tế vùng bền vững, TS Hải nói.
Chiến lược thu hút đầu tư
Tại Hội nghị lần này, Chính phủ sẽ thảo luận, đánh giá về hàng loạt vấn đề lớn như tình hình kinh tế - xã hội của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và các tỉnh thành phố trong vùng, thực trạng và giải pháp chiến lược phát triển thu hút đầu tư theo hướng bền vững trong vùng; các vấn đề về môi trường đầu tư, kinh doanh và hạ tầng đô thị, giao thông, phát triển logistics, nguồn nhân lực chất lượng cao, thúc đẩy khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát triển dịch vụ du lịch… trong vùng.
Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, với diện tích tự nhiên khoảng 15.591 km2 (chiếm 4,7% cả nước); quy mô dân số 16,14 triệu người (chiếm 17% cả nước), quy mô kinh tế của vùng đứng thứ 2 cả nước, chiếm gần 32% GDP của cả nước, thu ngân sách chiếm trên 31%, xuất khẩu hàng năm chiếm trên 30%.
Vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có hạ tầng giao thông hiện đại và đồng bộ là kết quả của việc huy động và sử dụng hiệu quả nguồn vốn đầu tư phát triển, đặc biệt là theo hình thức đối tác công tư PPP, góp phần tăng cường thúc đẩy liên kết các địa phương trong vùng và các địa phương lân cận tạo tiền đề phát triển kinh tế xã hội, như: các tuyến cao tốc (Hà Nội - Hải Phòng, Hà Nội - Cầu Giẽ - Ninh Bình, Hà Nội - Thái Nguyên, Hà Nội - Lào Cai, Hạ Long - Hải Phòng); đường hàng không trong nước và quốc tế (Sân bay Nội Bài, Sân bay Cát Bi, Sân bay Vân Đồn); các cảng biển quan trọng (Cảng Quốc tế tại Lạch Huyện, Cảng Cái Lân).
Hội nghị cũng sẽ đánh giá những kết quả đạt được, những tồn tại, vướng mắc trong công tác điều phối và liên kết vùng, các giải pháp phát triển vùng đến năm 2030 và tầm nhìn đến 2025.
Quyết định số 198/QĐ-TTg ngày 25/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020, định hướng đến 2030 đã xác định vùng là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa và khoa học kỹ thuật của cả nước; là tâm điểm hội tụ nguồn lực và nguyên khí quốc gia, địa bàn hội nhập và giao thương của cả nước với khu vực và quốc tế, thực sự trở thành hạt nhân phát triển của vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước, đóng vai trò quyết định trong việc nâng cao vị thế của Việt Nam trong cộng đồng ASEAN và trên trường quốc tế. Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch vùng trong lĩnh vực phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch theo hướng: nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ trên thị trường nội địa, khu vực và quốc tế. Đẩy mạnh xuất khẩu dịch vụ và dịch vụ thu ngoại tệ tại chỗ, tăng cường đầu tư, nâng cấu kết cấu hạ tầng thương mại kết hợp với xây dựng môi trường kinh doanh cạnh tranh lành mạnh; mở rộng mạng lưới trung tâm thương mại, siêu thị ở các đô thị trong vùng; phát triển dịch vụ tài chính - ngân hàng theo hướng hiện đại hóa và đa dạng hóa các tổ chức và dịch vụ; thu hút 10-12 triệu lượt khách du lịch quốc tế, doanh thu du lịch đạt 6 - 7 tỷ USD… Theo đó, đối với phát triển công nghiệp tập trung phát triển, nâng cao năng lực và vị thế của các ngành công nghiệp có lợi thế và khả năng cạnh tranh, có giá trị nội địa hóa cao, có khả năng tham gia sâu vào chuỗi giá trị toàn cầu; tập trung huy động, thu hút nhà đầu tư phát triển các khu kinh tế, các khu - cụm công nghiệp hiện có; tăng trưởng công nghiệp - xây dựng bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 9%... Đối với phát triển nông lâm thủy sản: Đẩy mạnh khai thác hải sản xa bờ và viễn dương, chuyển đổi nghề khai thác thủy sản ven bờ sang các hoạt động kinh tế khác. Tăng trưởng nông lâm thủy sản bình quân thời kỳ 2021 - 2030 đạt 2,5%. |