Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ VI): Doanh nghiệp kiến nghị mức tăng 3,5 - 4%

Thy Hằng 11/07/2019 15:28

Trong bối cảnh 60% doanh nghiệp kinh doanh…không lãi, Tổ chức đại diện Người sử dụng Lao động kiến nghị điều chỉnh trong mức tỷ lệ gia tăng CPI từ 3,5-4%.

Chiều ngày 11/7, Hội đồng tiền lương quốc gia họp phiên thứ 2 để thảo luận phương án điều chỉnh lương tối thiểu vùng năm 2020.

trên 60% doanh nghiệp kinh doanh hoà hoặc không có lãi. Đây là nhóm doanh nghiệp sẽ chịu tác động khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Hiện, trên 60% doanh nghiệp kinh doanh hoà hoặc không có lãi. Đây là nhóm doanh nghiệp sẽ chịu tác động khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng.

Bản chất của tăng lương là để kích thích tăng năng suất và chất lượng lao động, nếu không sẽ cản trở kinh tế phát triển. Do đó, việc điều chỉnh lương tối thiểu vùng cần chú ý tới "sức khoẻ" doanh nghiệp.

Trao đổi với DĐDN, ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) cho biết, bối cảnh biến động phức tạp và khó lường của bối cảnh quốc tế đã khiến nền kinh tế trong nước chịu tác động và ảnh hưởng. Trong 6 tháng đầu năm 2019 số doanh nghiệp thành lập mới và quay lại hoạt động là 88,600 doanh nghiệp trong khi đó số doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh có thời hạn và tạm ngừng hoạt động chờ hoàn thành thur túc giải thể là 42,900 doanh nghiệp.

Cùng với đó, báo cáo của Tổng cục Thuế cho biết, hiện chỉ có khoảng gần 39% doanh nghiệp có phát sinh doanh thu. “Như vậy, trên 60% doanh nghiệp kinh doanh hoà hoặc không có lãi. Đây là nhóm doanh nghiệp sẽ chịu tác động khi Chính phủ điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Trên thực tế, doanh nghiệp Việt có đến 97% là DNNVV, sự liên kết của các doanh nghiệp này còn yếu. Báo cáo triển vọng phát triển châu Á của Ngân hàng Phát triển châu Á cho thấy, hiện mới chỉ có 21% DNNVV Việt Nam tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu, thấp hơn so với con số 30% của Thái Lan và 46% của Maylaisia.

Đặc biệt, năng suất của khu vực doanh nghiệp này còn thấp, phân tích số liệu điều tra doanh nghiệp hàng năm của Tổng cục Thống kê từ sau năm 2000, tăng trưởng năng suất giảm liên tục ở hầu hết các khu vực. DNNVV cũng hạn chế cố hữu về công nghệ, nguồn vốn và trình độ quản lý cũng như nhân lực yếu cả về lượng và chất.

Do đó, Phó Chủ tịch VCCI đánh giá, gánh nặng chi phí lao động và suy yếu khả năng cạnh tranh xuất khẩu do mức lương tối thiểu duy trì tốc độ tăng trưởng hai con số liên tục trong nhiều năm qua.

“Để góp phần hỗ trợ doanh nghiệp cải thiện năng suất, chất lượng lao động, tăng khả năng cạnh tranh và phát triển bền vững, đồng thời ứng phó với các cú sốc từ bên ngoài, Tổ chức đại diện Người sử dụng Lao động, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam kiến nghị giãn lộ trình điều chỉnh mức lương tối thiểu vùng năm 2020, hoặc chỉ điều chỉnh trong mức tỷ lệ gia tăng CPI từ 3,5-4%”, ông Hoàng Quang Phòng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ V): Có thể “chốt” phương án điều chỉnh trong phiên thứ hai?

    Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ V): Có thể “chốt” phương án điều chỉnh trong phiên thứ hai?

    11:59, 11/07/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ IV): Chênh lệch lớn trong đề xuất của các bên

    Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ IV): Chênh lệch lớn trong đề xuất của các bên

    12:09, 14/06/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ III): Cần loại bỏ hàng xa xỉ phẩm ra khỏi

    Lương tối thiểu vùng 2020 (Kỳ III): Cần loại bỏ hàng xa xỉ phẩm ra khỏi "giỏ hàng hoá"

    07:10, 03/06/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020

    Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ II): Doanh nghiệp kiến nghị giãn lộ trình tới sau năm 2020

    10:35, 31/05/2019

  • Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang

    Lương tối thiểu vùng 2020 (kỳ I): Lương tối thiểu đang "khoác" quá nhiều vai

    17:14, 30/05/2019

Theo các chuyên gia lao động, cân bằng bài toán "sức khoẻ" của doanh nghiệp và đời sống người lao động luôn là vấn đề khó. Với người lao động chỉ đơn giản là tăng lương tối thiểu nhưng với doanh nghiệp, ngoài việc tăng lương còn phải tăng tiền ăn ca, cải tạo môi trường làm việc để giữ chân những lao động có tay nghề. Mặt khác, lương tối thiểu tăng kéo theo phí bảo hiểm, phí công đoàn… 

Cùng với đó, việc tăng lương tối thiểu dựa trên cơ sở mức sống tối thiểu thường rất khó sát thực tế, bởi chỉ cần một vài mặt hàng thiết yếu tăng giá thì có thể đẩy mức sống tối thiểu xuống thấp. Và khi đó, việc tăng lương không còn nhiều giá trị.

Tăng lương tối thiểu là vấn đề lớn không chỉ đối với Việt Nam mà với tất cả các quốc gia trên thế giới bởi nó gắn liền với năng lực cạnh tranh quốc gia. Đây được coi là mức lương thực trả cho người lao động. Hiện tại, mức lương tối thiểu đã đáp ứng được khoảng từ 75-80% tiền lương bình quân và đang được giới chuyên gia lao động đánh giá là cao so với mức lương bình quân trên thị trường của các nước trong khu vực...

Bản chất của tăng lương là để kích thích tăng năng suất và chất lượng lao động, nếu không sẽ cản trở kinh tế phát triển.

Thy Hằng