Tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước cao hơn khu vực FDI
Kim ngạch xuất khẩu hàng hoá 7 tháng đầu năm đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%. Đáng lưu ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%.
Theo đó, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, tại phiên họp Chính phủ thường kỳ diễn ra cùng ngày, Thủ tướng Chính phủ đánh giá kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Bức tranh vĩ mô tiếp tục có chiều hướng tốt.
“Tổng quan chung chúng ta đều giữ và duy trì phát triển kinh tế xã hội tốt”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng nhận định.
Theo đó, bình quân 7 tháng năm 2019 chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,61% so với cùng kỳ, đây là mức tăng bình quân 7 tháng thấp nhất trong 3 năm gần đây. Tổng thu ngân sách Nhà nước tăng khá.
Vốn FDI thực hiện đạt 10,6 tỷ USD, tăng 7,1%. Ngành nông nghiệp tiếp tục có những chuyển biến tốt về chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Sản xuất công nghiệp tiếp tục tăng khá (9,4%), trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo tăng cao 10,7%.
Đặc biệt, Người phát ngôn Chính phủ nhấn mạnh tới kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%, trong đó, xuất khẩu của khu vực kinh tế trong nước là 44 tỷ USD, khu vực FDI là 101 tỷ USD. Đáng lưu ý, tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%.
Với 24 mặt hàng đạt giá trị xuất khẩu trên 1 tỷ USD. Xuất siêu đạt 1,8 tỷ USD.
Cùng với đó, có hơn 79.000 doanh nghiệp đăng ký thành lập mới. Có 24.300 doanh nghiệp quay trở lại hoạt động, tăng gần 30%.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 7 tháng tăng cao (11,6%), sức mua tiêu dùng tăng cao, lượng cung hàng hóa trên thị trường dồi dào. Khách quốc tế tháng 7/2019 đã tăng trở lại, đạt hơn 1,3 triệu lượt, tính chung 7 tháng đạt 9,8 triệu lượt, tăng 7,9%.
Kim ngạch xuất khẩu đạt trên 145 tỷ USD, tăng 7,5%; tốc độ tăng kim ngạch xuất khẩu của khu vực trong nước 12,2%, cao hơn tốc độ tăng của khu vực FDI là 5,6%; tỷ trọng của khu vực trong nước có xu hướng tăng lên, chiếm 30,3% (cùng kỳ là 29%). Xuất siêu 1,8 tỷ USD.
Bên cạnh những kết quả tích cực, Bộ trưởng cho biết, vẫn còn một số hạn chế, khó khăn, thách thức như nắng nóng kéo dài gây hạn hán ở một số địa phương, ảnh hưởng đến tiến độ gieo trồng lúa và trồng rừng tập trung, gây ra hàng loạt vụ cháy rừng ở khu vực bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung; ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và đời sống của người dân. Dịch tả lợn châu Phi chưa được khống chế, lây lan trên diện rộng. Xuất khẩu một số mặt hàng nông sản giảm.
Có thể bạn quan tâm
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nhiều tín hiệu đáng mừng của nền kinh tế tự cường
11:29, 01/08/2019
Cần có chỉ thị tổng thể thúc đẩy phát triển vùng kinh tế trọng điểm
16:40, 26/07/2019
Kinh tế tuần hoàn: Xu thế tất yếu hướng đến một nền kinh tế xanh
16:25, 25/07/2019
[VIỆT NAM HÙNG CƯỜNG] Hai mặt của kinh tế ban đêm
06:40, 25/07/2019
Vốn đầu tư từ NSNN vẫn chưa cải thiện nhiều khi tiếp tục đạt mức tăng thấp. Thời gian qua phát sinh nhiều vấn đề về văn hóa, xã hội, an ninh trật tự đòi hỏi các cấp, các ngành cần quan tâm nhiều hơn nữa trong thời gian tới.
“Vẫn còn tình trạng nợ đọng văn bản, Thủ tướng đã yêu cầu các Bộ ngành địa phương thực hiện đồng bộ các giải pháp ổn định kinh tế vĩ mô, kìm chế lạm phát, tăng thu, siết chặt chi ngân sách”, Người phát ngôn Chính phủ chia sẻ.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cũng cho biết, Thủ tướng cũng yêu cầu thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế thế giới để có chính sách điều chỉnh trong nước phù hợp, tránh những tác động lớn.
Đặc biệt tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, “Bộ KH&ĐT hôm nay đã có báo cáo đề xuất có cơ chế tháo gỡ khó khăn, chuyển tiếp, thẩm định quyết định chủ trương đầu tư cho 19 tập đoàn, tổng công ty được chuyển giao về Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp, tuy nhiên những đề xuất này vẫn cần phải xem xét thêm”, Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết.