Doanh nghiệp là đối tượng trung tâm của tăng năng suất lao động quốc gia

Thy Hằng - Quốc Tuấn 07/08/2019 09:30

Để nâng cao năng suất lao động quốc gia, doanh nghiệp cần được xác định là đối tượng trung tâm, phát huy vai trò hạt nhân trong phát triển kinh tế và vai trò trung tâm của đổi mới sáng tạo.

Theo Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng, tính theo sức mua tương đương (PPP 2011), năng suất lao động (NSLĐ) của Việt Nam so với các nước vẫn ở mức thấp so với các nước trong khu vực, đáng chú ý là khoảng cách chênh lệch tuyệt đối vẫn tiếp tục gia tăng.

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị

Thủ tướng Chính phủ chủ trì Hội nghị "Cải thiện năng suất lao động quốc gia” sáng ngày 7/8.

Bốn nguyên nhân khiến năng suất Việt Nam “thua kém”

“Theo PPP 2011, NSLĐ của Việt Nam năm 2018 đạt 11.142 USD, chỉ bằng 7,3% mức năng suất của Singapore, 19% của Malaysia, 37% của Thái Lan, 44,8% của Indonesia và bằng 55,9% năng suất lao động của Philippines”, Bộ trưởng Bộ KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng nhận định.

NSLĐ của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

NSLĐ của Việt Nam thấp hơn nhiều nước trong khu vực.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng, điều này cho thấy nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Bộ trưởng Bộ KH&ĐT đưa ra bốn nhân tố tác động tới năng suất lao động của Việt Nam gồm:

Thứ nhất, cơ cấu lại nền kinh tế, việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động chậm. Đơn cử, khu vực nông nghiệp chiếm tới 42% tổng số lao động nhưng đóng góp GDP thấp, những bất cập về hạn điền, thời gian lao động cũng khiến NSLĐ khu vực này thấp nhất trong các ngành. 

Thứ hai, xếp hạng năng lực cạnh tranh, đổi mới sáng tạo của Việt Nam chỉ số mức trung bình, thậm chí trung bình thấp so với nhiều nước.

nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước.

Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhận định, nền kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt với thách thức rất lớn trong thời gian tới để có thể bắt kịp mức năng suất lao động của các nước. 

Thứ ba, đất nước đang vào thời kỳ cuối của dân số vàng, nhân lực chất lượng cao thấp, trong khi tốc độ già hoá dân số cao.

Thứ tư, số lượng doanh nghiệp tăng nhanh nhưng hiệu quả quản lý thấp, doanh nghiệp nhà nước có tài sản lớn nhưng sử dụng hạn chế, doanh nghiệp tư nhân lại chủ yếu là nhỏ và vừa, năng lực cũng như khả năng liên kết thấp.

Do đó, tăng năng suất có ý nghĩa sống còn với sự phát triển của nền kinh tế, thoát bẫy thu nhập trung bình. “Một lần nữa, bài toàn cải thiện năng suất lao động cần có giải pháp nước rút và toàn diện hơn. Kinh nghiệm của các quốc gia đi trước cho thấy, sự thành công của các nước Đông Á như Nhật Bản, Hàn Quốc đều là các nước chú trọng tăng năng suất phù hợp thực trạng mỗi nước”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Có thể bạn quan tâm

  • TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI:

    TS Vũ Tiến Lộc - Chủ tịch VCCI: "Tăng năng suất lao động nên bắt đầu từ nội tại các ngành, các doanh nghiệp"

    08:00, 07/08/2019

  • Tăng năng suất lao động: “Chìa khoá” cho tăng trưởng và tránh nguy cơ tụt hậu

    Tăng năng suất lao động: “Chìa khoá” cho tăng trưởng và tránh nguy cơ tụt hậu

    05:09, 07/08/2019

  • [Giải bài toán năng suất lao động] Bài 3: Kinh tế tư nhân

    [Giải bài toán năng suất lao động] Bài 3: Kinh tế tư nhân

    06:30, 06/05/2019

  • Thủ tướng Chính phủ: Phát triển đất nước phải dựa vào năng suất lao động

    Thủ tướng Chính phủ: Phát triển đất nước phải dựa vào năng suất lao động

    10:16, 05/05/2019

  • “Kim chỉ nam” cho quá trình tăng năng suất

    “Kim chỉ nam” cho quá trình tăng năng suất

    05:15, 01/05/2019

  • “Chìa khoá” tăng năng suất lao động

    “Chìa khoá” tăng năng suất lao động

    14:30, 30/04/2019

Ưu đãi cho doanh nghiệp sử dụng công nghệ cao

Vị Tư lệnh ngành khẳng định, cải thiện năng suất lao động quốc gia, cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị. “Thực thi các giải pháp cải thiện năng suất cần được xem là nhiệm vụ hàng đầu để tăng trưởng trong 10 năm tới. Trong đó, các chính sách vĩ mô của các Bộ ngành phải lấy doanh nghiệp là trung tâm, là đối tượng của chính sách. Năng suất lao động của khu vực doanh nghiệp có vai trò quyết định năng suất của nền kinh tế. Đồng thời, có cơ quan chuyên sâu về tăng năng suất quốc gia”, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng nhấn mạnh.

Cùng quan điểm, Tổng cục trưởng - Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng khẳng định, trong các nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện năng suất lao động, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong nâng cao năng suất lao động quốc gia thời gian tới.

Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm cũng khẳng định, trong các nhiệm vụ trọng tâm để cải thiện năng suất lao động, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong năng cao năng suất thời gian tới.

Tổng cục trưởng -Tổng cục thống kê Nguyễn Bích Lâm khẳng định, cần đặt doanh nghiệp vào vị trí trung tâm trong nâng cao năng suất lao động quốc gia.

Trên thực tế, thống kê về năng suất lao động trong khu vực doanh nghiệp cho thấy, doanh nghiệp ngoài nhà nước có năng suất thấp nhất. “NSLĐ của doanh nghiệp ngoài Nhà nước đạt thấp nhất. Mặt khác, khoảng cách về năng suất lao động của doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài với doanh nghiệp ngoài nhà nước đang ngày càng nới rộng. Chiếm tới 96,7% tổng số doanh nghiệp của cả nước, nên NSLĐ của doanh nghiệp ngoài Nhà nước ở mức thấp đã ảnh hưởng nhiều đến NSLĐ chung của toàn bộ khu vực doanh nghiệp”, ông Nguyễn Bích Lâm nhận định. Đồng thời cho biết, nguyên nhân do quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ và trình độ công nghệ còn lạc hậu.

nnnn

Nguyễn Bích Lâm nhận định, nguyên nhân NSLĐ thấp do quy mô doanh nghiệp Việt Nam quá nhỏ và trình độ công nghệ còn lạc hậu.

Do đó, yêu cầu đặt ra, cần các chính sách kinh tế hỗ trợ nânng cao năng lực công nghệ cho doanh nghiệp, có giải pháp khuyến khích doanh nghiệp sắp xếp lại để có quy mô lao động tối ưu.

“Thực hiện các chính sách ưu đãi thuế, tín dụng…đối với cac doanh nghiệp sử dụng dây chuyền công nghệ cao, hiện đại. Khuyến khích doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, bồi dưỡng nhân lực”, ông Nguyễn Bích Lâm đề xuất.

Hội nghị

Hội nghị "Cải thiện năng suất lao động quốc gia" sáng ngày 7/8.

Đặc biệt, tạo liên kết chặt chẽ với khu vực doanh nghiệp trong nước và FDI cũng là giải pháp được nhiều chuyên gia nhấn mạnh, nhằm tăng cường chuyển giao công nghệ, tỷ lệ nội địa hoá và tỷ trọng cung ứng sản phẩm, linh kiện nội địa cho các doanh nghiệp FDI.

Về phía các doanh nghiệp, yêu cầu đặt ra cần xác định chiến lược kinh doanh phù hợp, cần đổi mới sáng tạo để nâng cao năng suất. “Doanh nghiệp Việt Nam, đặc biệt doanh nghiệp lớn cần chiến lược nâng cao năng suất thông qua chú trọng tăng trưởng dựa vào tri thức và công nghệ”, Tổng cục trưởng Tổng cục thống kê nhấn mạnh.

Thy Hằng - Quốc Tuấn