Chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương về vụ xe Volkswagen gắn “đường lưỡi bò”  

Nguyễn Việt 06/11/2019 17:06

Trách nhiệm của Bộ trưởng về thông tin hình ảnh, đường lưỡi bò của Trung Quốc in lên hàng hoá ở Việt Nam như thế nào?

Đây là nội dung ĐBQH Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) chất vấn Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh, chiều 6/11.

Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Bộ Trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh.

Bị ĐBQH "truy" về vụ xe Volkswagen gắn định vị bản đồ "đường lưỡ bò" Trung Quốc trưng bày tại triển lãm ô tô Việt Nam, Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho rằng, đã nhận thấy lỗ hổng pháp lý và cho là "hiện tượng mới". Ông khẳng định sẽ tiếp tục rà soát, hoàn thiện pháp luật, thể chế để đảm bảo không lặp lại hiện tượng này.

Có thể bạn quan tâm

  • Đại biểu Quốc hội khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn

    Đại biểu Quốc hội khẳng định Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn "rất thẳng thắn, rõ vấn đề"

    11:29, 06/11/2019

  • "Tàu 67" làm “nóng” Nghị trường Quốc hội

    10:00, 06/11/2019

  • Hôm nay (6/11), hai Bộ trưởng lên

    Hôm nay (6/11), hai Bộ trưởng lên "ghế nóng" Quốc hội

    05:00, 06/11/2019

  • Đại biểu Quốc hội lo lắng về sự vô cảm, thờ ơ của nhiều tổ chức, cá nhân

    Đại biểu Quốc hội lo lắng về sự vô cảm, thờ ơ của nhiều tổ chức, cá nhân

    11:01, 05/11/2019

Với doanh nghiệp khác nhập khẩu và kinh doanh ôtô tại Việt Nam có hiện tượng phần mềm dẫn đường có đường lưỡi bò, Bộ Công Thương đã yêu cầu thu hồi toàn bộ các ôtô đã nhập khẩu vi phạm. "Chúng tôi cho dừng giấy phép nhập khẩu ôtô và kinh doanh tại Việt Nam cho đến khi họ thực hiện xong trách nhiệm của mình", ông Trần Tuấn Anh nói.

Người đứng đầu ngành công thương cho biết, ngay sau khi xảy ra vụ việc, đã tổ chức kiểm tra rà soát lại. Trước mắt, Bộ Công Thương thống nhất với Tổng cục Hải quan đối với ôtô phục vụ triển lãm, tổ chức tịch thu, sung công. Đồng thời cần có biện pháp phối hợp với các cơ quan chức năng rà soát pháp lý để đảm bảo sự quản lý chặt chẽ hơn, tránh trường hợp lợi dụng tương tự trong tương lai.

Với một doanh nghiệp khác thực hiện hoạt động nhập khẩu ôtô, cũng xuất hiện "đường lưỡi bò" cài cắm vào, Bộ Công Thương đã yêu cầu thu hồi toàn bộ. Đồng thời, tước giấy phép nhập khẩu và kinh doanh ở Việt Nam cho đến khi nào khắc phục xong.

"Qua đây chúng tôi thấy có một lỗ hổng trong pháp lý, mà các bộ ngành trong đó có Bộ Công Thương, Tổng cục Hải quan (Bộ Tài chính), Bộ Văn hóa, Thể thao & Du lịch và Bộ Thông tin & Truyền thông... sẽ tiếp tục cần rà soát lại, để đảm bảo không xảy ra sự việc tương tự trong tương lai. Chúng ta sẽ hoàn thiện pháp luật và thể chế", ông Trần Tuấn Anh nói.

Ở khía cạnh khác, ĐBQH Phương Thị Thanh (Bắc Kạn) yêu cầu Bộ Công Thương nêu rõ nguyên nhân và trách nhiệm của Bộ trong việc để các doanh nghiệp lợi dụng hàng hóa gắn mác Việc Nam chuyển tải bất hợp pháp hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc đi các nước khác.

Về vấn đề này, theo Bộ trưởng Trần Tuấn Anh, Việt Nam đang có cơ hội hội nhập sâu rộng với thế giới thông qua hàng loạt các hiệp định thương mại tự do. Tuy nhiên, xuất hiện những dấu hiệu cho thấy các sản phẩm đội lốt xuất xứ hàng Việt Nam để tranh thủ ưu đãi về thuế quan, mới nhất là lô nhôm trị giá 4,3 tỷ USD giả hàng Việt chờ đi Mỹ.

Bên cạnh đó là hàng loạt sản phẩm thiết bị điện tử, máy tính, các sản phẩm của dệt may da giày và đặc biệt là gỗ dán và các sản phẩm gỗ. Lãnh đạo Bộ Công Thương khẳng định, đã chủ động phối hợp và báo cáo Chính phủ. Đồng thời, chỉ đạo các bộ, ngành cùng phối hợp quản lý và xử lý những vấn đề này. Mới đây, Thủ tướng cũng đã phê duyệt đề án về phòng vệ thương mại, tập trung đấu tranh những hành động gian lận thương mại.

Nguyễn Việt