Ban Dân tộc nói gì về việc không có người Ơ Đu vẫn đưa vào diện xin hỗ trợ?
Trước băn khăn của dư luận về việc vì sao không có người Ơ Đu tại bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương nhưng vẫn đưa vào đề án, đại diện Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An đã lên tiếng về vấn đề này.
“Sau khi một số báo đăng tin về việc đưa nhầm 45 hộ, 231 nhân khẩu tại bản Đửa, xã Lượng Minh vào dân tộc Ơ Đu thì bản thân tôi cũng đã làm việc với rất nhiều nhà báo làm việc với Ban Dân tộc.
Sau đó, chúng tôi đã ban hành văn bản số 95 ngày 25/6 về việc cung cấp thông tin hoàn chỉnh xin đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội cho người Ơ Đu theo Quyết định 2086 gửi cho Thường trực Tỉnh ủy, Thường trực HĐND tỉnh và UBND tỉnh, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Sở TTTT, Hội Nhà báo…dài 3 trang” – ông Lương Thanh Hải, Trưởng Ban Dân tộc tỉnh nói.
Cũng theo người đứng đầu Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An (đơn vị được UBND tỉnh Nghệ An giao làm chủ đầu tư thực hiện Đề án) thì việc xây dựng Đề án dự trên sự kế thừa số liệu khảo sát của huyện Tương Dương trước nhiều năm rồi. Nghĩa là số liệu về người Ơ Đu đã được huyện Tương Dương trích lục từ trước năm 2016 – thời điểm khi có Quyết định 2086 của Chính phủ về việc phê duyệt Đề án hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội các dân tộc thiểu số rất ít người giai đoạn 2016-2025.
Hơn nữa, số liệu trên đều dựa trên cơ sở thống kê, điều tra thì đến ngày 31/12/2015, toàn tỉnh có 179 hộ với 856 khẩu người dân tộc Ơ Đu sống tập trung trên địa bàn huyện Tương Dương. Và tại thời điểm đó có việc tái định cư cho đồng bào dân tộc Ơ Đu ở bản Văng Môn, xã Nga My (94 hộ với 456 khẩu). Số hộ này di chuyển từ vùng lòng hồ thủy điện Bản Vẽ về ở đó.
Còn lại theo số liệu điều tra thống kê ban hành thì còn 05 xã của huyện Tương Dương đều có người Ơ Đu sinh sống như Tam Đình (8 hộ với 22 khẩu), Thạch Giám (5 hộ với 25 khẩu), Xá Lượng (12 hộ với 47 khẩu), Lượng Minh (45 hộ với 236 khẩu). Ngoài ra còn 15 người Ơ Đu sinh sống ở huyện Thanh Chương.
“Số liệu người Ơ Đu cũng thay đổi không logic theo điều tra dân số. Bởi vì người Ơ Đu lâu nay sống chung với cộng đồng với người Thái, người Khơ Mú. Trong gia đình có vợ hoặc chồng người Ơ Đu.
Chỉ có duy nhất 01 hộ có vợ và chồng người Ơ Đu sinh sống tại bản Văng Môn, xã Nga My. Còn tại tất cả trong gia đình đều có vợ hoặc chồng là người Thái, Khơ Mú sinh sống với người Ơ Đu. Chính vì vậy, trong quá trình điều tra ở mỗi thời điểm đều có mỗi số liệu khác nhau” – ông Lương Thanh Hải phân tích.
Cũng theo giải thích của Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Nghệ An thì tại thời điểm trình UBDN tỉnh phê duyệt Đề án theo Quyết định 8329 ngày 22/08/2017 cũng chỉ ghi tại xã Lượng Minh, huyện Tương Dương có 45 hộ 231 khẩu là người Ơ Đu.
Chính vì vậy, sau khi thống nhất, Ban độc tộc và huyện Tương Dương đã thống nhất đưa bản Đửa, xã Lượng Minh đã từng có nhiều hộ dân tộc Ơ Đu sinh sống vào đề án.
Vậy nhưng, đến tháng 2/2019, chính Ban Dân tộc lại có văn bản tham mưu, trình UBND tỉnh phê duyệt ban hành quyết định đưa 45 hộ 231 nhân khẩu ở bản Đửa, xã Lượng Minh, huyện Tương Dương ra khỏi diện đầu tư hỗ trợ như trước đó đã từng phê duyệt vào danh sách đề án.
Có thể bạn quan tâm
Không có người Ơ Đu, Nghệ An vẫn đưa vào để xin Trung ương hỗ trợ?
04:50, 13/07/2020
Sản phẩm OCOP Nghệ An: Gắn sao vẫn lao đao
04:57, 05/07/2020
Gần 7.000m2 đất vàng tại Nghệ An bị “thâu tóm”: Cục quy hoạch đất đai yêu cầu tỉnh Nghệ An làm rõ
04:30, 10/06/2020
Hàng nghìn m2 đất được cấp chính quyền ở Nghệ An “biến tấu” vô tội vạ
04:05, 08/06/2020