Vai trò của RCEP trong quá trình tái thiết ASEAN

NGUYỄN CHUẨN 16/11/2020 07:00

Sau tám năm đàm phán vất vả, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực, hay còn gọi là RCEP, đã được ký kết vào ngày chủ nhật bên lề hội nghị thượng đỉnh hàng năm của ASEAN.

RCEP - Hiệp ước thương mại tự do lớn nhất thế giới

10 nước ASEAN đã cùng Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand ký kết một hiệp ước thương mại tự do lớn nhất thế giới, bao gồm gần một phần ba hoạt động kinh tế toàn cầu, trong một thỏa thuận không bao gồm Mỹ.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh AFP.

Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh ký RCEP dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc. Ảnh AFP.

Về cơ bản, RCEP được đánh giá là một FTA cực kỳ quan trọng và lớn nhất trên thế giới với một thị trường khổng lồ lên đến trên 24 nghìn tỷ USD và 2,3 tỷ người cùng mức GDP xấp xỉ 4,9 nghìn tỷ USD, chiếm đến 39% GDP toàn cầu. Trong đó Trung Quốc đã và đang là nguồn nhập khẩu và là điểm đến xuất khẩu lớn nhất của các thành viên RCEP.

Để hình dung mức độ “khổng lồ” của RCEP, người ta có thể nhìn sang và so sánh với Hiệp định Hoa Kỳ-Mexico-Canada, hay còn gọi là USMCA, phiên bản được sửa đổi lại của Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ dưới thời Donald Trump. Rõ ràng là USMCA bao gồm ít hoạt động kinh tế hơn và chưa bằng một phần mười dân số thế giới. 

Trong khi đó, EU và CPTPP – Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, phiên bản sửa đổi của thỏa thuận TPP mà Tổng thống Mỹ Donald Trump từ chối, cũng nhỏ hơn khá nhiều.

ASEAN tìm hướng thoát khó bởi đại dịch

Có thế thấy, thị trường ASEAN đang phát triển nhanh và ngày càng giàu có với 650 triệu dân, nhưng đã bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch và đang khẩn trương tìm kiếm những động lực mới để tăng trưởng.

Hiệp định RCEP đang được kỳ vọng là hướng thoát khó của ASEAN.

Hiệp định RCEP đang được kỳ vọng là hướng thoát khó của ASEAN.

Dòng chảy thương mại và đầu tư ở châu Á đã mở rộng đáng kể trong thập kỷ qua, một xu hướng gia tăng trong bối cảnh thương chiến giữa Mỹ và Trung Quốc, hai nước đã áp đặt hàng tỷ USD thuế quan trừng phạt đối với hàng xuất khẩu của nhau.

Hiệp định RCEP mặc dù chưa toàn diện nhất nhưng có thể là phù hợp nhất với nhu cầu khác nhau của các nước thành viên đa dạng như Myanmar, Singapore, Việt Nam và Australia. 

Không giống như CPTPP và EU, RCEP không thiết lập các tiêu chuẩn thống nhất về lao động và môi trường hoặc cam kết các nước mở cửa dịch vụ và các lĩnh vực dễ bị tổn thương khác của nền kinh tế của họ. Tuy nhiên, nó đặt ra các quy tắc thương mại sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho đầu tư và các hoạt động kinh doanh khác trong khu vực.

Người trong cuộc nói gì?

“Khuôn khổ hợp tác mới của Hiệp định RCEP sẽ góp phần đẩy mạnh tiến trình xây dựng cộng đồng kinh tế ASEAN 2025, và biến ASEAN thành đối tác năng động, mạnh mẽ, hợp tác vì sự thịnh vượng chung”, Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc khẳng định sau khi hiệp định được ký kết.

Thủ tướng Vệt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc.

Sau tám năm đàm phán bằng máu, mồ hôi và nước mắt, cuối cùng chúng tôi đã đi đến thời điểm này”, Bộ trưởng Thương mại Malaysia, Mohamed Azmin Ali, cho biết trong một tuyên bố báo chí.

"Việc ký kết RCEP sẽ tạo động lực cho thương mại khu vực, đặc biệt là giữa các bên ký kết", ông Nguyễn Quốc Dũng, Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam, chủ trì các cuộc họp ASEAN năm nay, cho biết.

Jeffrey Wilson, giám đốc nghiên cứu tại Trung tâm Perth USAsia, cho biết trong một báo cáo: “RCEP là một nền tảng rất cần thiết để phục hồi sau COVID của Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”.

Trước cuộc họp “thượng đỉnh đặc biệt” RCEP, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cho biết, ông sẽ kiên kịnh đường lối của chính phủ Nhật Bản đối với việc “mở rộng một khu vực kinh tế tự do và công bằng, bao gồm khả năng Ấn Độ quay trở lại thỏa thuận trong tương lai và hy vọng nhận được sự ủng hộ các quốc gia khác".

Bên cạnh đó, Gareth Leather, nhà kinh tế châu Á của Capital Economics, cho rằng, thỏa thuận này cũng là một “cuộc đảo chính” đối với Trung Quốc, khi Bắc Kinh tự coi mình là "nhà vô địch của toàn cầu hóa và hợp tác đa phương" và tạo cho nước này ảnh hưởng lớn hơn đối với các quy tắc điều chỉnh thương mại khu vực.

Có thể nói, RCEP chính là thỏa thuận mà ASEAN đặt nhiều kỳ vọng trong việc đẩy nhanh sự phục hồi sau những cú sốc của đại dịch COVID-19, đồng thời gửi một thông điệp rằng, các nước ký kết RCEP đã chọn "mở cửa thị trường thay vì sử dụng các biện pháp bảo hộ trong thời điểm khó khăn này”.

Có thể bạn quan tâm

  • Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    Chính thức ký Hiệp định RCEP, mở ra khu vực thương mại tự do 26 ngàn tỉ USD

    15:30, 15/11/2020

  • RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế

    RCEP sẽ mang lại cho Việt Nam những cơ hội như thế

    05:00, 14/11/2020

  • Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    Hiệp định RCEP được ký trực tuyến ngay trong tuần này

    17:25, 09/11/2020

  • Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    Nhật Bản và Australia cảnh giác với Trung Quốc khi các vòng đàm phán RCEP bước vào giai đoạn cuối

    06:14, 01/10/2020

NGUYỄN CHUẨN