Biển Hội An hoang tàn (Bài 1): Sống chung với nỗi lo sợ

TUẤN VỸ 24/11/2020 05:00

Trước sự xâm thực mạnh mẽ của biển, người dân Hội An vẫn đang sống chung với nỗi sợ bởi chưa có phương án cụ thể về cứu biển hoặc dời dân.

Thực trạng phần lớn hơn 7.9 km đường bờ biển Hội An đã được nhà nước giao cho các doanh nghiệp, hộ đầu tư các khu du lịch, khách sạn, nhà hàng. Phần còn lại là các công viên công cộng do nhà nước quản lý.

Dân sợ biển “ăn” sập nhà

Những năm gần đây, do hậu quả của biến đối khí hậu, thời tiết cực đoan, khu vực bờ biển Cửa Đại và Cẩm An – TP. Hội An bị sạt lở nghiêm trọng. Có nơi lấn sau vào đất liền hàng trăm mét, làm hư hỏng nhiều công trình hạ tầng, đặc biệt là các khu du lịch ven biển. Nguy cơ biển sạt lở đe dọa đến tính mạng con người và tài sản của nhân đân.

Trước tình hình đó, chính quyền địa phương cùng doanh nghiệp, nhân dân đã đầu tư thực hiện nhiều giải pháp công trình nhằm hạn chế sạt lở đối với đoạn bờ biển này. Tuy nhiên hiệu quả đạt được vẫn không mấy đáng kể, việc sạt lở vẫn diễn ra và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Ông Lê Văn Hùng (người dân phường Cẩm An) cho biết, việc sạt lở cứ tiếp diễn qua từng năm khiến hậu quả ngày càng nghiêm trọng. Ông Hùng chia sẻ, vì nhà sát biển nên ông dựng một quán nhỏ để buôn bán nhưng nay đã bị sập đổ và phần nền đất thì cũng đã trôi ra biển.

Khu vực kinh doanh của ông Hùng bị sạt lở nghiêm trọng, sóng

Khu vực kinh doanh của ông Hùng bị sạt lở nghiêm trọng, sóng "ăn" sát vào gần vị trí nhà ở.

“Cứ sau mỗi cơn bão hoặc mùa đông là biển “liếm” vào thêm hàng chục mét đất khiến nhiều công trình của nhà tôi bị hư hại. Đặc biệt, sau cơn bão số 9 và số 13 bờ biển trở nên tan hoang, gia đình tôi bị thiệt hại nặng nề. Biển cứ thế sạt lở mạnh, đất liên tục bị lấy đi. Mong rằng chính quyền địa phương tạo điều kiện cho gia đình tôi được di dời đến vị trí khác để có thể ổn định cuộc sống, nếu không chỉ còn biết đối diện với cái nghèo và cái đói mà thôi.” Ông Lê Văn Hùng nói.

Chung cảnh ngộ với ông Hùng, nhiều chủ homesstay, nhà hàng ven biển Cửa Đại và Cẩm An cũng bị biển làm cho tơi tả. Thiệt hại ban đầu đã lên đến hàng chục tỷ đồng nhưng đành phải cắn răng chịu bởi không biết làm thể nào để chống lại biển.

Liệu có giữ lại được biển?

Thời gian qua, thành phố Hội An cũng như tỉnh Quảng Nam đã luôn chú trọng việc kè chắn để bảo vệ biển. Nhưng càng kè lại càng sạt lở. Bên cạnh đó, nhiều giải pháp kè biển không đồng bộ đã mang lại nhiều hệ lụy, gây mấy mĩ quan của bãi biển du lịch.

Ông Nguyễn Văn Sơn – Chủ tịch UBND TP. Hội An cho biết, trước đó dọc đường bờ biển Hội An còn lại những rặng thông, phi lao để chắn gió chắn sóng. Tuy nhiên, bây giờ đã phân chia hết bờ biển cho các doanh nghiệp quản lý. Hiện đã có hàng loạt các resort, khách sạn ở ven biển, nhiều tài sản ở đó rồi nên thành phố bắt buộc phải giữ lấy biển.

“Phóng lao thì phải theo lao để mà giữ biển. Mỗi mét đất của Hội An hiện nay đã là vài chục triệu, đó là tài sản của dân, của doanh nghiệp, chúng ta phải giữ lại. Sau này làm thế nào để cân bằng hệ sinh thái lâu dài thì sẽ tính tiếp. Khi các doanh nghiệp xong vấn đề thuê đất 50 năm thì thành phố sẽ tính đến việc không cấp đất nữa, để tạo lại những bãi, rừng. Nhưng còn mấy chục năm còn lại phải kinh doanh, phải sống, phải tạo sản phẩm cho du lịch Hội An nên chúng ta bắt buộc phải giữ, nếu không sau này con đường cũng không có mà đi.” - Ông Nguyễn Văn Sơn nói.

Hiện tại thành phố Hội An đang những tìm giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ biển Hội An tránh bị sạt lở. Trong đó chú trọng mục tiêu đặt ra là ngoài việc chống sạt lở còn phải giữ được bờ, tạo được bãi.

Hiện tại thành phố Hội An đang những tìm giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ biển Hội An tránh bị sạt lở. Trong đó chú trọng mục tiêu đặt ra là ngoài việc chống sạt lở còn phải giữ được bờ, tạo được bãi.

Cũng theo ông Sơn, hiện tại thành phố đang những tìm giải pháp tối ưu nhất để bảo vệ biển Hội An tránh bị sạt lở. Trong đó chú trọng mục tiêu đặt ra là ngoài việc chống sạt lở còn phải giữ được bờ, tạo được bãi. Bởi vì nếu chỉ giữ bờ mà không có những bãi tắm thì Hội An cũng không còn tài nguyên du lịch.

“Chúng ta còn nguyên mùa gió mùa Đông Bắc, nếu cứ chần chừ mãi thì không được, bắt buộc phải tính sớm nếu không sẽ chẳng còn gì nữa.Đã có rất nhiều giải pháp kè đã được thực hiện, có kè cứng và kè mềm nhưng không mấy hiệu quả. Phải làm đồng bộ, hoàn thành hệ thống kè xuyên suốt bãi biển, nếu không cứ mỗi khi có bão lại phải lo biển sạt, lo mất tài sản, tài nguyên.” - Chủ tịch UBND TP. Hội An lo lắng.

(Còn nữa)

Có thể bạn quan tâm

  • Công ty Mỹ chế tạo máy bay siêu thanh 7.400 km/h

    Công ty Mỹ chế tạo máy bay siêu thanh 7.400 km/h

    13:20, 23/11/2020

  • Sau COVID-19, khởi nghiệp lĩnh vực nào dễ thành công?

    Sau COVID-19, khởi nghiệp lĩnh vực nào dễ thành công?

    12:26, 23/11/2020

  • Tiền Giang:

    Tiền Giang: "Sắc vóc" từ chương trình Nông thôn mới

    11:51, 23/11/2020

  • VinFast Fadil, Toyota Vios lọt tốp 3 xe ăn khách, ‘hạ đo ván' Hyundai Grand i10, Mitsubishi Xpander

    VinFast Fadil, Toyota Vios lọt tốp 3 xe ăn khách, ‘hạ đo ván' Hyundai Grand i10, Mitsubishi Xpander

    11:30, 23/11/2020

  • Sẽ siết chặt các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp

    Sẽ siết chặt các ngân hàng mua trái phiếu doanh nghiệp

    11:30, 23/11/2020

TUẤN VỸ