Chính quyền Biden tham gia “sáng kiến COVAX” – Vai trò của người lãnh đạo!

NGUYỄN CHUẨN 24/01/2021 01:30

Mỹ đang thể hiện vai trò “đầu tàu” khi Tổng thống Biden đưa Mỹ tham gia sáng kiến COVAX - nỗ lực toàn cầu của WHO nhằm đảm bảo rằng mọi quốc gia đều có quyền sử dụng vắc xin COVID-19.

Điều này được cho là cực kỳ quan trọng khi hầu như toàn thế giới đã ký vào COVAX, ngoại trừ Mỹ và Nga. Đây cũng được kỳ vọng là nguồn vắc xin duy nhất cho một số quốc gia nghèo nhất thế giới khi cần thêm kinh phí để hoàn thành mục tiêu tiêm chủng cho ít nhất 20% dân số ở mọi quốc gia vào cuối năm 2021.

Sáng kiến COVAX được thiết kế để các nước có thu nhập cao và trung bình tài trợ để phát triển và phân phối vắc xin COVID-19.

Sáng kiến COVAX được thiết kế để các nước có thu nhập cao và trung bình tài trợ để phát triển và phân phối vắc xin COVID-19.

Trên thực tế, sáng kiến COVAX do WHO, liên minh vắc xin GAVI và Liên minh đổi mới chuẩn bị cho đại dịch (CEPI) đứng đầu, được thiết lập vào năm ngoái trong bối cảnh lo ngại rằng các quốc gia nghèo hơn sẽ “không thể” có được vắc xin khi các quốc gia giàu có đã đặt mua.

Sáng kiến này được thiết kế để các nước có thu nhập cao và trung bình tài trợ để phát triển và phân phối vắc xin, trợ cấp hiệu quả khả năng tiếp cận cho các nước thu nhập thấp trong quá trình này.

Các quốc gia giàu có như Mỹ đã đảm bảo quyền tiếp cận của họ với những loại vắc xin khác nhau và họ sẽ bắt đầu tiêm chủng hàng loạt vào mùa xuân này. Nhưng theo nghiên cứu từ Viện Y tế Toàn cầu của Đại học Duke, có khả năng sẽ không có đủ liều để bao phủ toàn bộ dân số toàn cầu cho đến năm 2024.

Nhưng khi tham gia vào COVAX, Mỹ sẽ đóng vai trò là nhà tài trợ thay vì người nhận, với hàng trăm triệu liều mà nước này đã mua trực tiếp. Bên cạnh đó, Canada đang phát triển một cơ chế cho phép các quốc gia đã mua nhiều liều hơn mức cuối cùng họ cần để tặng chúng thông qua COVAX.

"Chúng tôi tin tưởng mạnh mẽ rằng chúng tôi có thể làm được điều đó để đảm bảo rằng mọi người Mỹ đều nhận được vắc-xin, nhưng cũng đảm bảo rằng những người khác trên khắp thế giới có thể tiếp cận được vắc-xin ", Ngoại trưởng chỉ định Tony Blinken nói về việc tham gia COVAX.

Antony J. Blinken, người được tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden lựa chọn trở thành lãnh đạo Bộ Ngoại giao. Ảnh: AP.

Antony J. Blinken, người được tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden lựa chọn trở thành Ngoại trưởng. Ảnh: AP.

Trước đó, chính quyền Trump từ chối tham gia, với lý do ảnh hưởng của Trung Quốc đối với WHO.

Ngay lập tức, hãng thông tấn Reuters đưa tin độc quyền về việc Pfizer và BioNTech đã đồng ý cung cấp vắc xin COVID-19 của họ cho sáng kiến COVAX.

Theo các nguồn tin, thỏa thuận dự kiến sẽ được công bố vào thứ Sáu, người cung cấp giấu tên do tính bảo mật của thỏa thuận.

Thông tin chi tiết về quy mô của thỏa thuận hoặc giá mỗi liều COVAX cũng không rõ, nhưng các nguồn tin cho biết việc phân bổ có thể sẽ tương đối nhỏ. Lý do bởi số lượng hạn chế và chủ yếu dành cho nhân viên y tế ở các quốc gia mà COVAX phục vụ.

Cố vấn cấp cao của WHO Bruce Aylward cho biết, chương trình COVAX đang “thảo luận rất chi tiết” với Pfizer, công ty đã cam kết hàng trăm triệu liều trong năm nay cho một số quốc gia giàu có và dự kiến có thể đưa vắc xin vào COVAX “rất sớm".

COVAX cho biết, họ hy vọng sẽ cung cấp hơn 2 tỷ liều COVID-19 trên khắp thế giới trong năm nay. Trong một dự báo cập nhật được công bố vào thứ năm, họ có kế hoạch cung cấp khoảng 1,8 tỷ liều vào năm 2021 cho 92 quốc gia nghèo, bao gồm khoảng 27% dân số.

Bên cạnh đó, COVAX đã đảm bảo vắc-xin trong tương lai từ AstraZeneca, hợp tác với Đại học Oxford; Viện Huyết thanh của Ấn Độ (SII) cũng như với Sanofi và đối tác GSK. Họ cũng có một biên bản ghi nhớ về việc giao hàng từ Johnson & Johnson.

Thỏa thuận với Pfizer sẽ là thỏa thuận thứ hai của COVAX, sau thỏa thuận với AstraZeneca, bao gồm một sản phẩm được phê duyệt theo quy định ở một số quốc gia.

Cuối cùng, việc các nước giàu có đang được sử dụng vắc-xin nhanh chóng nhưng còn những người khác có thể phải chờ đợi nhiều năm. Sáng kiến COVAX và sự tham gia trở lại của Mỹ có thể sẽ khiến lộ trình bao phủ vắc-xin toàn cầu nhanh chóng hơn rất nhiều.

Có thể bạn quan tâm

  • Chống COVID-19: Cần vắc-xin trị bệnh “vô trách nhiệm”

    Chống COVID-19: Cần vắc-xin trị bệnh “vô trách nhiệm”

    06:00, 03/12/2020

  • Dự án khởi nghiệp Vắc-xin chống COVID-19 không cần bảo quản lạnh, đủ sức phân phối toàn cầu

    Dự án khởi nghiệp Vắc-xin chống COVID-19 không cần bảo quản lạnh, đủ sức phân phối toàn cầu

    05:18, 28/11/2020

  • Các hãng chuyên chở sẽ

    Các hãng chuyên chở sẽ "ăn đậm" nhờ vắc-xin COVID-19

    06:28, 18/11/2020

  • “Đại công

    “Đại công" của Donald Trump trong phát triển vắc-xin COVID-19

    14:55, 17/11/2020

  • Mỹ có thêm một vắc-xin Covid-19 mới hiệu quả đến 94,5%, bảo quản bằng tủ lạnh đến 30 ngày

    Mỹ có thêm một vắc-xin Covid-19 mới hiệu quả đến 94,5%, bảo quản bằng tủ lạnh đến 30 ngày

    10:13, 17/11/2020

NGUYỄN CHUẨN