Nâng cao cảnh báo về các chủng đột biến virus SARS-CoV-2
Việc các chủng đột biến của virus SARS-CoV-2 có dấu hiệu kháng vắc xin và lây lan mạnh hơn trên toàn cầu đang làm tăng nguy cơ về một làn sóng COVID-19 mới nguy hiểm hơn.
Đúng như giới khoa học dự đoán, virus SARS-CoV-2 đã tiến hóa để lây lan mạnh mẽ hơn. Theo các nhà khoa học, virus corona có 12 biến chủng chính. Trong số đó, các đột biến được phát hiện ở Anh, Nam Phi và Brazil trở thành mối đe dọa nghiêm trọng hơn cả, bất chấp nhiều loại vắc xin được phát triển để chống lại đại dịch.
Một số nghiên cứu chỉ ra biến thể mới của SARS-CoV-2 có khả năng lây nhiễm cao hơn 30-70% so với các chủng trước đó. Tỷ lệ gây tử vong cũng tăng lên và rơi vào khoảng 30-40%.
Các đột biến làm tăng khả năng lây nhiễm và tăng nguy cơ xuất hiện các triệu chứng nghiêm trọng. Ví dụ như, biến thể P.1 được phát hiện tại Brazil có hai đột biến mới có chức năng làm giảm khả năng gắn kết của kháng thể.
Thêm vào đó, việc cấu trúc protein gai thay đổi trên đột biến cũng có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của một số loại vắc xin có hiệu quả thấp. Điều này cũng dẫn đến các đối tượng nhiễm COVID-19 đa dạng hơn. Nếu như trước đây, bệnh chủ yếu ảnh hưởng nghiêm trọng đến nhóm người cao tuổi, thì hiện nay, xuất hiện ngày càng nhiều phụ nữ và bệnh nhân trẻ hơn thuộc diện ca bệnh nặng.
Theo phân tích của chuyên gia Nahid Bhadelia, giám đốc một đơn vị thuộc Trung tâm Y tế Boston, với mỗi người bị lây nhiễm hoặc ở các môi trường khác nhau, virus lại biến đổi một ít. Bằng cách xóa hoặc thay đổi một ký tự trong đoạn mã di truyền để nhận lấy một ký tự khác từ tế bào trong cơ thể người đã hình thành nên một biến thể mới.
“Mặc dù về cơ bản, các đột biến này không có quá nhiều tác dụng. Tuy nhiên, càng lây nhiễm, virus càng nhận nhiều ký tự khác nhau và xuất hiện càng nhiều đột biến, qua đó khiến tốc độ và mức độ lây lan của virus cũng như mức độ nguy hiểm của các triệu chứng ngày càng tăng”, chuyên gia này nhấn mạnh.
Nếu số ca nhiễm tiếp tục gia tăng, hệ thống chăm sóc sức khỏe tại nhiều quốc gia có thể trở nên quá tải và không thể chăm sóc cho số lượng lớn những người bị nhiễm COVID-19 cũng như các bệnh nhân mắc các bệnh khác.
Tại nhiều vùng của Mỹ, nơi đang trải qua đợt bùng phát dịch bệnh trên diện rộng, các khu chăm sóc đặc biệt đã hoạt động gần hết công suất vào cuối năm 2020. Nhân viên bệnh viện cho biết họ sẽ không thể duy trì các tiêu chuẩn chăm sóc cho bệnh nhân nếu số ca tiếp tục tăng với tốc độ như hiện nay.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế cảnh báo tình hình dịch đang diễn biến rất nghiêm trọng do những ca nhiễm COVID-19 mới ở Hải Dương có liên quan đến một trường hợp nhiễm biến chủng "siêu lây nhiễm" B117 được phát hiện ở Nhật Bản.
Trước mắt, để ngăn ngừa sự lây lan, Bộ Y Tế đã yêu cầu các cơ sở khám, chữa bệnh tại Hải Dương phải phối hợp với cơ quan kiểm soát bệnh dịch các tỉnh (CDC) hoặc bệnh viện có khả năng xét nghiệm SARS-CoV-2 bằng kỹ thuật rRT-PCR để lấy mẫu xét nghiệm toàn bộ nhân viên y tế, xem xét áp dụng phương pháp gộp mẫu.
Việc xét nghiệm sớm SARS-CoV-2 đối với người bệnh để phát hiện sớm và ngăn ngừa, cách ly triệt để, tuyệt đối không để virus gây COVID-19 lây lan trong các bệnh viện; lấy mẫu xét nghiệm ngẫu nhiên người bệnh nội trú, ưu tiên các trường hợp có nguy cơ cao.
Các chuyên gia đánh giá, tình hình dịch hiện tại được đánh giá là phức tạp. Chính vì vậy, nếu các ca nhiễm biến chủng mới, các biện pháp ngăn chặn dịch phải được thực hiện quyết liệt, mạnh mẽ hơn để tránh dịch lây lan nhanh.
Có thể bạn quan tâm
Dập dịch COVID-19 - Cơ quan chức năng đã "khoanh" đúng vùng
19:19, 29/01/2021
Bệnh viện dã chiến Chí Linh tiếp nhận thêm 69 ca COVID-19 mới
18:50, 29/01/2021
Việt Nam có bệnh nhân đầu tiên nhiễm SARS-CoV-2 biến chủng từ Anh
11:03, 02/01/2021
Phát hiện mới và sự thay đổi “chưa từng có” của biến chủng SARS-CoV-2
12:15, 23/12/2020