Mỹ và phương Tây dựng rào cản ngăn Trung Quốc tự sản xuất chất bán dẫn

CẨM ANH 13/04/2021 10:00

Trung Quốc đang nỗ lực thúc đẩy nền sản xuất chip bằng cách tiến hành các vụ thu mua các công ty sản xuất chất bán dẫn trên toàn cầu.

ác sản phẩm bán dẫn được trưng bày tại Hội nghị Bán dẫn Thế giới 2020 ở Nam Kinh, Trung Quốc,

Các sản phẩm chip bán dẫn được trưng bày tại Hội nghị Bán dẫn Thế giới 2020 ở Nam Kinh, Trung Quốc,

Trong những năm gần đây, chính phủ các nước phương Tây đã đưa ra nhiều biện pháp để ngăn chặn Trung Quốc thâu tóm các doanh nghiệp thuộc các lĩnh vực quan trọng để hạn chế việc quốc gia này tận dụng các sáng tạo công nghệ phục vụ mục tiêu đa dạng nguồn cung, cũng như củng cố năng lực tự sản xuất.

Vừa qua, nội các Italy đã dùng quyền phủ quyết đặc biệt để ngăn chặn vụ công ty đầu tư Shenzhen Investment Holdings Co của Trung Quốc mua 70% cổ phần của Công ty sản xuất thiết bị bán dẫn LPE. Trước đó, Italy cũng đã ngăn không cho tập đoàn viễn thông Fastweb ký thỏa thuận mua thiết bị mạng di động thế hệ thứ năm (5G) của tập đoàn Huawei (Trung Quốc).

Tương tự, vào năm 2018, Chính phủ Đức đã cân nhắc thành lập quỹ 1 tỷ EUR để giải cứu những công ty sản xuất công nghệ gặp khó khăn về tài chính nhằm tránh các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện các thương vụ mua bán sáp nhập. Đặc biệt, quỹ này sẽ “ra tay” nếu không có nhà đầu tư tư nhân nào thay thế Trung Quốc hoặc không có ngân hàng nào bảo lãnh. 

Chất bán dẫn là thành phần cơ bản trong các thiết bị kỹ thuật số và cũng là nền tảng cho sự đổi mới trong tương lai. Những con chip nhỏ bé có mặt trong điện thoại thông minh, ô tô tự lái đến công nghệ trí tuệ nhân tạo hay trung tâm dữ liệu.

Chính vì vậy, chính phủ các nước công nghiệp phát triển, từ Mỹ đến Trung Quốc, từ châu Âu đến Nhật Bản, đều dành ưu tiên chính sách cho lĩnh vực này nhằm xây dựng năng lực tự chủ của quốc gia. Và việc Trung Quốc đẩy mạnh các hoạt động thu mua hàng loạt các công ty sản xuất chất bán dẫn phương Tây trong nhiều năm qua đã khiến các nước cảnh giác hơn và tiến hành các biện pháp ngăn chặn để bảo vệ các sáng tạo quan trọng. 

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất vi mạch tích hợp trong năm 2020 -

Trung Quốc đẩy mạnh sản xuất vi mạch tích hợp trong năm 2020 

Nhận định về vấn đề này, chuyên gia Jimmy Goodrich thuộc SIA cho biết, các số liệu cho thấy sản xuất vi mạch tích hợp và siêu máy tính của Trung Quốc đã tăng đáng kể trong năm 2020. Trong khi đó, Trung Quốc vẫn tăng cường nhập khẩu chip từ các nhà cung ứng bên ngoài. Điều này làm các nước phương Tây, được dẫn đầu bởi Mỹ lo ngại rằng Bắc Kinh đang tận dụng những sáng tạo công nghệ để đẩy nhanh quá trình sản xuất chất bán dẫn nhằm phục vụ cho việc hiện đại hóa quân đội.

Đặc biệt, trong thế giới hậu COVID-19, Washington và các nước đồng minh muốn thấy nền kinh tế bớt phụ thuộc vào Trung Quốc hơn, cũng như ngăn chặn việc quốc gia này chiếm vị trí dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ. Đó là lý do vì sao các thương vụ mua bán sáp nhập của nhiều ông lớn Trung Quốc bị ngăn chặn lại, và các đòn trừng phạt từ Mỹ nhằm vào các thực thể công nghệ được chính quyền Tổng thống Joe Biden tiến hành”, chuyên gia này phân tích.

Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, trong khi thế giới bên ngoài tin rằng Trung Quốc sẽ bị giáng đòn nặng nề, ngành sản xuất chip bán dẫn của nước này dường như vẫn có thể tiếp tục thúc đẩy nâng cấp công nghệ, thậm chí là tự chủ về công nghệ.

Cùng với đó, Bắc Kinh đang đẩy nhanh các nghiên cứu chất bán dẫn thế hệ thứ ba, với là các chip làm bằng những vật liệu hiệu năng cao như silicon cacbua (SiC) và gali nitride (GaN) - một công nghệ non trẻ chưa có quốc gia nào thống trị. Trong năm ngoái, hơn 50.000 công ty đã đăng ký hoạt động có liên quan đến chip. Các trường đại học hàng đầu đã tăng cường các chương trình học về chip được đưa vào giảng dạy. Do đó, nhiều khả năng thời đại sản xuất các con chip tại Trung Quốc có thể đang bắt đầu.

Mặc dù vậy, Mỹ luôn để mắt sát sao đến sự phát triển của Trung Quốc trong lĩnh vực sản xuất chất bán dẫn. Trong tương lai, Washington sẽ tiếp tục thúc đẩy các quốc gia đồng minh phương Tây cùng hành động để ngăn chặn Trung Quốc. Có khả năng, con đường tự cung tự cấp chất bán dẫn của Trung Quốc vẫn sẽ phụ thuộc vào phương Tây trong một thời gian dài. 

Có thể bạn quan tâm

  • “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    “Cơn khát” chất bán dẫn của ngành chip ô tô

    03:47, 26/01/2021

  • Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

    05:14, 26/09/2020

  • Thế giới lao đao vì con chip 1 USD

    Thế giới lao đao vì con chip 1 USD

    11:18, 12/04/2021

  • Đến lượt Apple

    Đến lượt Apple "điêu đứng" vì thiếu chip

    03:33, 10/04/2021

CẨM ANH