Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn

Diendandoanhnghiep.vn Chất bán dẫn là công nghệ nền tảng của thời đại thông tin, là chìa khóa để một quốc gia trở thành kẻ dẫn đầu trong công nghệ. Dễ hiểu tại sao Mỹ-Trung đã bắt đầu cuộc chiến công nghệ từ chip.

Trên thực tế, các thiết bị điện tử nhỏ bé đang cung cấp năng lượng cho nền kinh tế hiện đại bằng cách hoạt động như bộ não xử lý dữ liệu cho các sản phẩm, từ điện thoại thông minh đến ô tô rồi tàu vũ trụ.

Có thể nói, ngành công nghiệp bán dẫn đặc biệt quan trọng đối với một loạt các công nghệ tiên tiến - bao gồm thế hệ tiếp theo của mạng không dây, trí tuệ nhân tạo và các thiết bị được kết nối, có thể mang lại lợi thế kinh tế cho cả hai quốc gia trong tương lai.

Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đang diễn ra căng thẳng trong công nghệ bán dẫn.

Cuộc chiến công nghệ Mỹ-Trung đang diễn ra căng thẳng trong công nghệ bán dẫn.

Thời điểm này, cuộc chiến công nghệ ngày càng gia tăng giữa Mỹ và Trung Quốc, chính nó đã khơi dậy tham vọng độc lập về chất bán dẫn của Bắc Kinh trong thời gian gần đây và đồng thời thúc đẩy các nỗ lực của Washington nhằm ngăn cản các kế hoạch của Trung Quốc.

Điển hình là việc cắt giảm khả năng tiếp cận chuỗi cung ứng công nghệ cao của Trung Quốc thông qua các lệnh trừng phạt đối với các công ty như Huawei và ZTE.

Jim Handy, nhà phân tích chất bán dẫn từ Objective Analysis ở California, cho rằng, chính quyền Trump đang tìm kiếm một cách đơn giản để giành quyền kiểm soát sự tăng trưởng công nghiệp của Trung Quốc. 

Cũng theo Handy, bởi vì hầu hết các chất bán dẫn trên thế giới đều được sản xuất bằng ít nhất một công cụ từ các công ty có trụ sở tại Mỹ. Điều đó khiến Bộ Thương mại Hoa Kỳ có thể sử dụng các hạn chế thương mại bán dẫn để trao quyền kiểm soát sự tham gia của Trung Quốc vào thị trường điện tử.

Vấn đề của Trung Quốc

Quay trở lại vấn đề của Trung Quốc, mặc dù sau vài thập kỷ và đầu tư hàng tỷ đô la, về công nghệ sản xuất chất bán dẫn, Trung Quốc hiện tại vẫn đang “lẽo đẽo” theo sau Mỹ, Hàn Quốc và Đài Loan.

Một số liệu từ Tổng cục Hải quan Trung Quốc cho thấy, trong những năm 2018 và 2019, Bắc Kinh đã nhập khẩu lần lượt là 312 tỷ USD và 305 tỷ USD tiền chip, vượt qua cả số tiền mà nước này chi cho dầu mỏ.

Năm nay có thể sẽ là năm thứ ba liên tiếp con số nhập khẩu vượt quá 300 tỷ USD, Wei Shaojun, Phó Chủ tịch Hiệp hội Công nghiệp chất bán dẫn Trung Quốc cho biết tại Hội nghị Bán dẫn Thế giới 2020 ở Nam Kinh vào cuối tháng 8.

Tất cả điều này đã tăng thêm tính cấp thiết cho việc thúc đẩy sự độc lập về công nghệ của Trung Quốc đối mặt với các mối đe dọa từ Mỹ. Nước này đặt mục tiêu sản xuất 40% chất bán dẫn mà họ sử dụng vào cuối năm 2020 và 70% vào năm 2025.

Bloomberg từng đưa tin rằng, Bắc Kinh sẽ dành ưu tiên cho “kế hoạch chip” của mình giống như ưu tiên dành cho việc xây dựng năng lực nguyên tử trước đây, bổ sung một loạt các biện pháp để tăng cường nghiên cứu, giáo dục và tài chính cho ngành công nghiệp bán dẫn vào kế hoạch 5 năm lần thứ 14 của nước này.

Bắc Kinh sẽ dành ưu tiên cho “kế hoạch chip” nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chất bán dẫn trước những áp lực từ Mỹ.

Bắc Kinh sẽ dành ưu tiên cho “kế hoạch chip” nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp chất bán dẫn trước những áp lực từ Mỹ.

Và vào đầu tháng 8 vừa qua, Quốc vụ viện Trung Quốc cũng đã ban hành các quy định mới, bao gồm ưu đãi về thuế, đầu tư, nghiên cứu, phát triển và khuyến khích nhân tài nhằm thúc đẩy tăng trưởng của ngành công nghiệp bán dẫn, đẩy nhanh quá trình nội địa hóa sản xuất chất bán dẫn ở Trung Quốc.

Phil Solis, giám đốc nghiên cứu về kết nối và bán dẫn điện thoại thông minh tại IDC, cho biết: “Các hành động của chính phủ Mỹ đang thực sự thúc đẩy kế hoạch của Trung Quốc nhằm bắt kịp các công ty tiên tiến về sở hữu trí tuệ, tăng cường các công ty thiết kế bán dẫn không dây và các nhà máy chế tạo bán dẫn. Mỹ hiện đang làm tổn thương Trung Quốc trong ngắn hạn nhưng giúp Trung Quốc về lâu dài".

Tuy nhiên, trên lý thuyết là vậy!

Các chuyên gia cho rằng công nghệ của Trung Quốc hiện tại vẫn còn cách xa Đài Loan vài năm và sẽ bị cản trở nhiều hơn bởi các hành động của Mỹ, bao gồm cả các lệnh trừng phạt dự kiến đối với nhà sản xuất chip lớn nhất Trung Quốc, SMIC.

Bên cạnh đó, bất chấp việc Trung Quốc đưa ra các ưu đãi thuế cho chuỗi cung ứng chất bán dẫn, nhiều nhà máy sản xuất theo kế hoạch của nước này đã phải vật lộn với các vấn đề về quy hoạch và nguồn vốn.

Một số chuyên gia cho rằng, mặc dù Trung Quốc đã đổ tiền vào chất bán dẫn trong nhiều năm, và đã có một số tiến bộ trong thiết kế và bộ nhớ nhưng không phải trong các lĩnh vực khác. Sẽ rất khó để Trung Quốc phát triển và sản xuất chip bảy nanomet tiên tiến hoặc thậm chí nhỏ hơn.

Và hành động của Mỹ

Năm ngoái, Mỹ đã đưa Huawei, Hikvision và các công ty công nghệ Trung Quốc khác vào “danh sách đen” của mình vì lý do an ninh quốc gia, ngăn cấm họ mua linh kiện từ các công ty Mỹ mà không có sự giấy phép đặc biệt của chính phủ Mỹ.

Tiếp đó vào tháng 5, họ đã siết chặt hơn nữa các mối quan hệ đối với Huawei bằng cách thông qua luật mới, yêu cầu giấy phép đặc biệt để bán chất bán dẫn được sản xuất bằng phần mềm và công nghệ của Mỹ cho gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc.

Huawei là tâm điểm của sự đàn áp từ Washington với Bắc Kinh.

Huawei là tâm điểm của sự đàn áp từ Washington với Bắc Kinh.

Về cơ bản, động thái này đã “chặn nguồn sống” của HiSilicon của Huawei truy cập vào các chip do Công ty sản xuất chip bán dẫn TSMC, công ty chip có giá trị nhất trên thế giới, mà cả Trung Quốc và Mỹ đều phụ thuộc vào để sản xuất các sản phẩm chiến lược từ các nhà máy chế tạo của mình.

Đồng thời, đạo luật đã mở ra một mặt trận mới và đặc biệt nhạy cảm cho Trung Quốc trong cuộc chiến công nghệ: Đài Loan. Trung Quốc vốn dĩ vẫn coi hòn đảo tự trị là một “tỉnh nổi loạn” và việc thống nhất với đất liền là lợi ích quốc gia cốt lõi.

Nhưng trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược ngày càng leo thang giữa Bắc Kinh và Washington, các công ty Đài Loan như TSMC đã bị kẹt ở giữa. Đáp lại luật tháng 5, TSMC cho biết họ sẽ ngừng nhận đơn đặt hàng từ Huawei, khách hàng lớn thứ hai sau Apple, và tuyên bố sẽ xây dựng nhà máy bán dẫn 12 tỷ USD ở Arizona.

Điều này cho thấy gì?

Theo các chuyên gia phân tích, trong cuộc chiến công nghệ bán dẫn này, Trung Quốc đang ở thế “đơn thương độc mã”. Và nhiều người cho rằng, Mỹ sẽ khuyến khích nhiều nhà sản xuất chip của Mỹ và Đài Loan sản xuất tại Mỹ, đồng thời khuyến khích các đồng minh của Mỹ ngăn chặn Trung Quốc tiếp cận các công nghệ mà Bắc Kinh cần để xây dựng lĩnh vực bán dẫn trong nước.

Có một điều cốt lõi được các chuyên gia phân tích rằng, mặc dù Trung Quốc đã có chính sách công nghiệp tích cực về chất bán dẫn trong gần bốn mươi năm, tuy nhiên họ không thể thực hiện được vì nó "quá khó". Điều đó cho thấy công nghệ bán dẫn là một hệ sinh thái rất phức tạp. Và cuộc chiến bán dẫn, ngay từ đầu người ta đã nhìn thấy kết quả thắng thua.

Đánh giá của bạn:

Mời các bạn tham gia vào group Diễn đàn Doanh nghiệp để thảo luận và cập nhật tin tức.

Bạn đang đọc bài viết Chiến tranh công nghệ Mỹ-Trung: Khởi nguồn từ chất bán dẫn tại chuyên mục Doanh nghiệp của Tạp chí Diễn đàn doanh nghiệp. Liên hệ cung cấp thông tin và gửi tin bài cộng tác: email toasoan@dddn.com.vn, hotline: 0985698786,
Bình luận
Bạn còn /500 ký tự
Xếp theo: Thời gian | Số người thích
SELECT id,type,category_id,title,description,alias,image,related_layout,publish_day FROM cms_post WHERE `status` = 1 AND publish_day <= 1713516040 AND in_feed = 1 AND top_home <> 1 AND status = 1 AND publish_day <= 1713516040 ORDER BY publish_day DESC, id DESC LIMIT 0,11
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10