Bộ Công Thương đề xuất tiêm vaccine cho lao động tại hệ thống bán lẻ
Bộ Công Thương kiến nghị Thủ tướng sớm chỉ đạo xử lý kiến nghị về việc ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tại hệ thống phân phối bán lẻ.
Thời gian qua, Bộ Công Thương nhận được những kiến nghị đề xuất của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các hệ thống phân phối lớn đề xuất hướng dẫn đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine.
Để đảm bảo đầy đủ, liên tục việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ người tiêu dùng trên cả nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao. Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc hướng dẫn các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải vừa ký công văn số 3150 gửi Thủ tướng Chính phủ. Nội dung kiến nghị như sau.
Thực hiện Nghị quyết số 84/NQ-CP của Chính phủ ngày 29/5/2020 về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19.
Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc hướng dẫn các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19 và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về công tác phòng chống dịch COVID-19, Bộ Công Thương đã có nhiều văn bản chỉ đạo và đã tích cực triển khai các nhiệm vụ được giao về việc đảm bảo cân đối cung – cầu hàng hoá, trang thiết bị vật tư để phòng chống dịch bệnh COVID-19.
Được kết quả như trên là nhờ sự phối hợp tích cực của các Bộ, ngành, địa phương và đặc biệt là hệ thống phân phối bán lẻ có mạng lưới bao phủ rộng trên toàn quốc có khả năng tham gia điều tiết hàng hoá giữa các vùng miền ở mọi cấp độ dịch bệnh.
Hiện nay, dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp, một số siêu thị, hệ thống phân phối trong vùng dịch đã xuất hiện ca F0 đến mua sắm dẫn đến phải đóng cửa, ảnh hưởng tới nguy cơ đứt gãy chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu.
Trên cơ sở kiến nghị, đề xuất của Hiệp hội các nhà bán lẻ Việt Nam và các hệ thống phân phối lớn, để đảm bảo đầy đủ, liên tục việc cung ứng hàng hoá, dịch vụ thiết yếu, phục vụ người tiêu dùng trên cả nước, thực hiện tốt các nhiệm vụ được giao.
Căn cứ Nghị quyết số 21/NQ-CP ngày 26/2/2021 của Chính phủ về việc hướng dẫn các đối tượng được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19, Bộ Công Thương kính đề nghị Thủ tướng Chính phủ:
Thứ nhất, xem xét chỉ đạo Bộ Y tế và các cơ quan liên quan chính thức bổ sung nhóm đối tượng là người lao động tại các hệ thống phân phối bán lẻ hàng hoá thiết yếu (siêu thị, trung tâm thương mại, cửa hàng tiện lợi…) và tại các chợ truyền thống, cửa hàng tạp hoá, cửa hàng kinh doanh các mặt hàng thiết yếu vào danh sách nhóm đối tượng do ngân sách Nhà nước hỗ trợ được ưu tiên tiêm vaccine phòng COVID-19.
Việc bổ sung đối tượng này nhằm bảo vệ đối tượng có nguy cơ lây nhiễm cao do hàng ngày phải tiếp xúc với hàng triệu lượt khách hàng và bảo đảm chuỗi cung ứng hàng hoá thiết yếu phục vụ người dân trong mọi cấp độ dịch bệnh.
Thứ hai, Chỉ đạo Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch bệnh COVID-19, Bộ Y tế, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh tại các địa phương đang có dịch khẩn trương sắp xếp, ưu tiên tiêm gấp vaccine phòng COVID-19 cho người lao động tại các cơ sở phân phối bán lẻ hàng hoá thiết yếu.
Thứ ba, Chỉ đạo Bộ Y tế và các Bộ, ngành có liên quan hỗ trợ tìm nguồn cung vaccine phòng COVID-19, hướng dẫn thủ tục hành chính nhập khẩu vaccine và tổ chức tiêm cho người lao động tại các doanh nghiệp ngành phân phối bán lẻ có nhu cầu tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người lao động bằng nguồn tài chính của doanh nghiệp.
Thực hiện Nghị quyết 84/NG-CP ngày 29/5/2020 của Chính phủ.
Có thể bạn quan tâm
Bộ Công Thương đề xuất bỏ quy định nhà đầu tư nước ngoài tham gia kinh doanh xăng dầu
14:07, 08/04/2021
Bộ Công Thương: Quy hoạch điện VIII ưu tiên cao cho phát triển năng lượng tái tạo
03:30, 01/04/2021
Cắt giảm các nhà máy điện tái tạo: Bộ Công Thương nói gì?
11:00, 15/03/2021
Thứ trưởng Bộ Công thương: Nhiều tín hiệu lạc quan trong sản xuất thương mại và xuất khẩu
12:21, 13/03/2021
Bộ Công Thương nói gì về tình trạng xăng giả dầu lậu?
03:00, 13/03/2021